SÂU RĂNG – NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN

Là bệnh thường gặp ở mọi độ tuổi, tuy không gây nguy hiểm đến tính mạng cấp tính nhưng gây khó chịu và kéo theo sự phiền hà cho người bệnh.

Sâu răng là tình trạng tổn thương mất mô cứng của răng do quá trình hủy khoáng gây ra bởi vi khuẩn ở mảng bám răng.

Nguyên nhân là do các men của vi khuẩn ở mảng bám răng tác động lên các thức ăn có gốc Gluxit còn dính lại ở bề mặt răng, chuyển hóa thành axit. Khi môi trường axít có độ pH <5,5 thì gây ra tổn thương hủy khoáng làm mất mô cứng của răng và gây ra sâu răng.

Một số yếu tố nguy cơ làm tăng khả năng sâu răng như:

  • Men răng: có thể thiểu sản hay men răng kém khoáng dễ dẫn đến tổn thương sâu răng.
  • Hình thể răng: răng có hố, rãnh có nguy cơ tạo thành mảng bám răng và do đó khó làm sạch.
  • Răng mọc lệch cũng dễ bị sâu hơn.
  • Nước bọt có thể hỗ trợ quá trình tái khoáng để bảo vệ răng
  • Chế độ ăn nhiều đường, thói quen ăn uống trước khi đi ngủ và bú bình ở trẻ đều làm tăng nguy cơ sâu răng.

Người bệnh sâu răng thường có một số triệu chứng sớm như: vùng tổn thương sớm với các vết khô bề mặt răng; thay đổi màu sắc vùng tổn thương khi chiếu đèn sợi quan học hoặc có thể nhìn thấy vùng tối trên men răng thông thường.

Giai đoạn có tổn thương sâu, người bệnh có thể có các triệu chứng:

  • Ê buốt ngà răng khí có các chất kích thích tác động vào vùng tổn thương như nóng, lạnh, chua ngọt; khi hết kích thích thì hết ê buốt.
  • Tổn thương thực thể: tổn thương mất mô cứng của răng, có thể gặp ở tất cả các mặt của răng, tùy mức độ có thể ảnh hưởng đến tủy răng, màu sắc có thể sẫm màu, có màu nâu hoặc đen. Nghiệm pháp kiểm tra tủy răng thấy răng có ê buốt do lạnh hay gió thổi.

Người bệnh có sâu răng cần đi khám và điều trị sớm để bảo tồn răng và tránh lây sang các răng bên cạnh. Nguyên tắc điều trị: đối với các trường hợp tổn thương sâu răng sớm để cung cấp các thành phần giúp răng tái khoáng, ngăn chặn hủy khoáng phục hồi tổn thương; trong trường hợp đã tạo thành lỗ sâu thì phải lấy bỏ toàn bộ mô nhiễm khuẩn, bảo vệ tủy răng và hàn phục hồi bằng các vật liệu phù hợp.

Sâu răng có thể gây ra biến chứng như viêm tủy răng hay viêm quanh cuống răng gây mòn và tiêu cổ chân răng.

Phòng bệnh răng miệng là biện pháp đầu tiên và tốt nhất để bảo vệ răng miệng

  • Áp dụng kiểm soát mảng bám răng với kem flour và chỉ tơ nha khoa làm sạch mảng bám thức ăn và bổ sung chất giúp chắc lớp khoáng men răng.
  • Trám những lỗ tự nhiên trên răng hoặc những khe rãnh mà khó kiểm soát mảng bám.
  • Ăn uống phù hợp, giảm đường và đồ ngọt dự phòng sâu răng.
  • Khám, kiểm tra định kỳ và phát hiện sâu răng sớm.

Đông Y Thiện Tri Thức tổng hợp

Bài viết liên quan