VIÊM CẦU THẬN CẤP – CƠ CHẾ VÀ TRIỆU CHỨNG

Với tỷ lệ lên đến 60% những ca nhiễm khuẩn ngoài da có liên cầu dẫn đến viêm cầu thận cấp  và tới 40% xảy ra viêm cầu thận cấp có nguyên nhân từ đường hô  hấp trên, viêm cầu thận cần được theo dõi, chẩn đoán và phát hiện kịp thời để có thể điều trị sớm phòng những tai biến nguy hiểm có thể xảy ra.

  1. Khái niệm: Viêm cầu thận cấp là hội chứng tổn thương viêm các cầu thận của cả hai thận với biểu hiện triệu chứng khởi phát đột ngột bao gồm tiểu ra máu có trụ hồng cầu, protein niệu kèm phù và tăng huyết áp.

Viêm cầu thận không chỉ là một bệnh đơn thuần mà là một hội chứng vì bệnh cảnh lâm sàng thường giống nhau nhưng tổn thương giải phẫu bệnh học lại đa dạng. Bệnh phát sinh không chỉ do liên cầu mà còn dó thể do tụ cầu, phế cầu, virus.

Bên cạnh viêm cầu thận cấp còn có thể ác tính, tiến triển nhanh với đặc trưng là tiến triển của bệnh nhanh, tử vong sớm và ít khi quá được 6 tháng.

  1. Viêm cầu thận sau nhiễm liên cầu: đây được coi là thể điển hình nhất của hội chứng viêm cầu thận cấp. bệnh thường xuất hiện sau một đợt nhiễm khuẩn ngoài da hoặc nhiễm khuẩn hầu họng với cơ chế phức tạp. Vi khuẩn gây bệnh là vi khuẩn liên cầu tan huyết, beta nhóm A, chủng 12. Thường là chủng 12 và 24 nếu nhiễm khuẩn họng, các chủng 14, 19, 50, 55, 57 nếu là ngoài da.

Tổn thương trên  mô học:

  • Cầu thận căng to hơn bình thường do tăng sinh tế bào và lắng đọng các thành miễn dịch.
  • Lòng của mao quản cầu thận bị tắc hẹp do tăng sinh tế bào tổ chức gian mạch, tăng sinh và căng phù tế bào nội mạch mao quản và sự xâm nhập của bạch cầu đa nhân trung tính.

Những tổn thương trên dẫn đến:

  • Giảm khả năng lọc của cầu thận: phù, đái ít, tăng urê máu;
  • Tổn thương màng lọc cầu thận: protein và hồng cầu lọt qua màng lọc.
  • Thiếu máu cục bộ ở thận gay tăng rennin dẫn đến tăng huyết áp.

  1. Triệu chứng lâm sàng:

Bệnh thường có triệu chứng rầm rộ và điển hình. Gặp ở trẻ em lứa tuổi trước và trong độ tuổi đi học, sau nhiễm khuẩn họng hoặc nhiễm khuẩn da.

Bệnh khởi phát đột ngột, có thể sốt, viêm họng, viêm da hoặc có bệnh nhân chỉ có mệt mỏi, chán ăn. Có các triệu chứng chính như sau:

  • Phù mềm, trắng, ấn lõm; có thể chỉ phù nhẹ ở chân hoặc phù nặng toàn thân.
  • Tiểu ít; tiểu ra máu đại thể (có màu hồng nhạt) hoặc tiểu ra máu vi thể có trụ hồng cầu.
  • Có protein niệu.
  • Có thiếu máu nhẹ, tốc độ máu lắng tăng.
  • Nồng độ ure và creatinin tăng nhẹ, nồng độ chất này sẽ tăng cao nếu bệnh chuyển nặng.

Một số trường hợp viêm cầu thận cấp khỏi hoàn toàn không để lại di chứng, một số trường hợpchuyển mạn tính hoặc hội chứng thận hư. Có trường hợp nặng dẫn đến phù phổi cấp, suy thận cấp và suy tim.

  1. Điều trị viêm cầu thận cấp: Người bệnh cần được khám và điều trị phù hợp tùy theo tình trạng bệnh:
  • Dùng kháng sinh.
  • Sử dụng corticoid và các thuốc ức chế miễn dịch.
  • Điều trị triệu chứng phù.

Ngoài ra bệnh nhân cần tuân thủ nghiêm ngặt chế độ ăn và sinh hoạt riêng:

  • Người bệnh cần được nghỉ ngơi, hạn chế vận động.
  • Ăn nhạt muối, ăn ít protein, đảm bảo đủ calo bằng glucid và vitamin.
  • Khi có tiểu ít: thường do ứ trệ K+ nên ăn ít rau quả chứa K+

Bệnh nhân cần được theo dõi và xét nghiệm nước tiểu định kỳ hàng tháng. Bệnh được coi là khỏi hoàn toàn khi 2 năm liên tiếp theo dõi không có Protein niệu.

Đông y Thiện Tri Thức tổng hợp

Bài viết liên quan