CÁC BÀI THUỐC CHỮA PHÙ THŨNG

  1. Rễ có tranh, đậu đỏ

  • Rễ cỏ tranh tươi 200g. Sắc lấy nước, bỏ bã. Cho vào 200g gạo tễ nấu thành cháo. Mỗi ngày ăn 3 – 4 lần.

  • Tác dụng trừ phù thũng. Người bị phù thũng, bộ máy tiết niệu có sỏi, trong nước tiểu có máu dùng bài thuốc này có hiệu quả.

  1. Râu ngô

  • Râu ngô tươi 100g, cho nước vừa đủ, sắc trong 1 tiếng, gạn lấy nước rồi đun tiếp đểu cô đặc lại còng 100ml, cho vào 500g đường trộn đều để nguội cho vào lọ dùng dần. Mỗi lần dùng 10g, uống với nước sôi. Mỗi ngày uống 3 lần.

  • Tác dụng Thanh nhiệt, lợi tiểu, tiêu phù, hạ huyết áp chủ trị bệnh phù thũng.

  1. Vỏ bí đao, đậu tằm

  • Vỏ bí đao 60g, đậu tằm 60g, cho vào 3 bát nước, sắc lấy 1 bát, bỏ bã. Uống mỗi ngày 3 – 4 lần.

  • Tác dụng kiện tì, lợi tiểu, giải phong nhiệt, tiêu phù nề.

    • Những người ăn đậu tằm bị dựi ứng thì không dùng bài này.

  1. Phục linh, bột gạo, đường trắng

  • Dùng bột phục linh, bột gạo, đường trắng tỉ lệ bằng nhau. Cho nước vào quấy đều. Đem rán thành bánh làm món ăn điểm tâm sáng, buổi chiều.

  • Tác dụng chữa khỏi chướng, phù nề, tim đập loạn nhịp, mất ngủ, tinh thần mệt mỏi. Dùng thưỡng xuyên sẽ có hiệu quả rõ rệt.

  1. Cháo Ngân hạnh, khiếm thực

  • Ngân hạnh 10 quả, bỏ hạt; khiếm thực 50g, gạo nếp 50g. Cho nước, nấu thành cháo cho thêm ít muối ăn. Mỗi ngày ăn 1 lần. Điều trị 2 lần sẽ hiệu quả.

  • Tác dụng chữa phù nề. lợi tiểu.

  1. Râu ngô, củ cải, chè bạch mao

  • Râu ngô 50g, củ cải 500g, chè bạch mao 100g. Trước hết cho râu ngô, củ cải vào sắc kỹ, sau đó cho chè vào sắc tiếp ít phút. Dùng làm nước uống thường xuyên

  • Tác dụng tiêu phù.

  1. Nho khô, vỏ gừng tươi

  • Dùng 30g nho khô, 10g vỏ gừng tươi. Sắc kỹ lấy nước uống.

  • Tác dụng tiêu phù do suy dinh dưỡng.

  1. Táo tàu, tỏi, lạc nhân

  • Táo 15 quả, lạc nhân 100g, tỏi thải lát 30g, dầu ăn 15g. Đun sôi dầu, cho tỏi xào chín cho táo và lạc cùng 2 bát nước vào ninh nhừ.

  • Tác dụng ấm tì, tiêu phù.

  1. Lạc nhân, tỏi

  • Mỗi lần dùng 100 – 150g lạc nhân, củ tỏi to thái lát 50 – 100g. Cho vào ấm đất, sắc lấy nước uống. Cách ngày điều trị 1 lần, điều trị liên tục 2 đến 4 lần.

  • Tác dụng bổ tì, tiêu phù, chi dưới phù nề do hư hàn thấp.

  1. Tỏi, dưa hấu

  • Mỗi lần dùng 60 – 90g tỏi, 1 quả dưa hấu (khoảng 1,5 – 2kg). Dùng dao nhọn khoét 1 đến 3 lỗ trên quả dưa, tạo thành 1 lỗ có nắp, cho tỏi (đã boc vỏ) vào trong quả dưa, đậy nắp lại. Hấp cách thủy. Ăn tỏi, dưa lúc còn nóng.

  • Tác dụng lợi tiểu. bệnh phù nề, xơ gan, bàng nước do viêm thận cấp, mạn tính.

  1. Dậu đen, long nhẫn, táo tàu

  • Mỗi lần dùng 50g đậu đen, 15g long nhãn, 50g táo. Cho vào 3 bát nước sắc lấy 2 bát. Chia làm 2 lần, uống vào buổi sáng chiều.

  • Tác dụng kiện tì, bổ phổi, bổ khí huyết, tiêu viêm, chỉ trị bệnh phù do tì hư.

  1. Vỏ đậu tằm, chè đỏ

  • Mỗi lần dùng 15g vỏ đậu tằm khô, 6g lá chè. Hãm với nước sôi như pha chè uống hoặc sắc lấy nước uống.

  • Tác dụng lợi tiểu, giảm thấp, tiêu phù.

  1. Rễ cỏ tranh, dừa tươi

  • Rễ cỏ tranh tươi 250g, rửa sạch cho nước vừa đủ, sắc trong 30 phút, bỏ bã. Tiếp tục đun nhỏ lửa cho đến khi cạn đặc, cho thêm 500g nước dừa tươi, tiếp tục đun nhỏ lửa cho đến khi đặc quánh là được. Cho vào 500g đường trắng, quấy đều, hong khô, cho vào lọ. Mỗi lần uống 10g quấy với nước sôi. Mỗi ngày uống 3 lần.

  • Tác dụng lợi tiểu, tiêu phù.

 

Bài viết có tính tham khảo không thay thế cho sự khám và điều trị của thày thuốc.

Đông y Thiện Tri Thức tổng hợp.

Bài viết liên quan