NHỤC THUNG DUNG

  • Tên khoa học: Cistanche salsa (C.A.Mey) G. Beck, họ Lệ Dương (Orobanchaceae); Còn gọi là nhục thong dong – Nhục dung.

  • Bộ phận dùng: Thân rễ (quen gọi là củ) đã chế biến khô của cây Nhục thung dung (Rhizona boschniakiae). Được ghi nhận vào Dược điển TQ.

  • Mô tả: Cây ký sinh, trên rễ cây sống hàng năm, nơi núi cao, rừng râmk, lá không có diệp lục tố, thân rễ hình khối (củ), thân trên mặt đất thẳng đứng, cao 15 – 30cm. Lá như những vảy bao đè lên nhau. Hoa màu tím. Ra hoa mùa hạ. Ở nước ta chưa thấy có, chủ yếu vẫn phải nhập khẩu.

  • Thu hái và chế biến: Đào lấy phần thân rễ (củ) rửa sạch, cắt tỉa, phơi sấy khô là được (nhẹ lửa, nhiệt độ không cao).

  • Công dụng: Theo Đông y, Nhục thung dung vị ngọt, chua, mặn, tính ấm, vào kinh Thận, Có tác dụng ôn thận, tráng dương, bổ thận ích tinh huyết, nhuận tràng chữa các chứng bệnh dương suy (nam giới dương sự kém), nữ băng đới, không thụ thai được, người thần kinh suy nhược, lưng gối lạnh đau buốt, tân dịch bị hao tổn.

    • Liều dùng: 10 – 20g. Những người thuộc chứng hỏa vượng tỳ hư tiêu chảy không dùng.

  • Bài thuốc chữa thận hư (yếu) liệt dương, lưng đau, gối đau buốt, phụ nữ không thụ thai được:

Nhục thung dung

15g

Viễn chí

5g

Ngũ vị tử

5g

Đỗ trọng

10g

Sa sàng tử

10g

Ba kích

10g

THỏ ty tử

10g

Phụ tử chế

10g

Phòng phong

10g

 

 

Tán thành bột, chế với mật ong làm hoàn.Mỗi lần uống 10g, ngày 2 lần với ít nước muối loãng.

  • Bảo quản nơi khô ráo, thoáng mát.

Đông y Thiện Tri Thức tổng hợp

Bài viết liên quan