CÁC LOẠI THỰC PHẨM – VỊ THUỐC – PHẦN 7
-
RAU MÃ ĐỀ (PLANTAGO ASIATACA)
-
Mã đề còn gọi là cỏ xa tiền, rau ngưu điền, rau bánh xe thuộc thực vật họ Mã đề. Tính hàn vị ngọt. Thành phần chính có các chất xơ, protid, vitamin, canxi, sắt… Thường mọc hoang ở vệ đường, bờ bụi, non thì có thể dùng để ăn, làm thuốc thì dùng cả cây tươi hay phơi khô.
-
Tác dụng: Lợi tiêu, sạch gan, sáng mắt, nên thường dùng lúc đi tiểu khó, nước tiểu đục, có máu, hoàng đản, phù nề, tiêu chảy, mắt đỏ, đau họng, lở loét…
-
Kiêng kị: không dùng cho người thận hư, khí yếu mạch không ổn định.
-
Một số công dụng chữa bệnh:
-
Kiết lị, viêm ruột: Mã đề, dền răng ngựa, rau dền sắt (Acalypha australis), cỏ thủy liễu (Polygonum hydropper), lượng các vị bằng nhau, rửa sạch, nghiền nát ép lấy nước, mỗi lần uống 20 – 30ml hoặc sắc uống, ngày 2 – 3 lần. Hoặc dùng mã đề sắc đặc mà uống;
-
Cảm: Mã đề 20g, trần bì 20g, sắc uống nóng.
-
Viêm phế quản: mã đề, hạnh nhân, vỏ lụa (trắng) dâu, mỗi loại 15g. sắc uống.
-
Ho lây ngày: Mã đề 15g, sắc uống.
-
Huyết áp cao: Mã đề, rau lấp (cỏ tranh) mỗi vị 50g, sắc uống. Cũng có thể dùng mã đề non, đổ nước sôi vào trộn với thức ăn để ăn.
-
Viêm gan, hoàng đản: Mã đề 50g, rửa sạch, nghiền nát lấy nước uống, ngày 2 lần, liên tục 7 ngày;
-
Khó đi tiểu: Mã tiền tươi, rửa sạch nghiền nát, ép lấy 1 cốc nước, cho mật ong vào khuấy đều mà uống, hoặc nấu mã đề uống thay nước chè.
-
Đi tiểu có máu, viêm niệu đạo, viêm bàng quang: Mã tiền, vỏ địa cốt, cỏ sen cạn (cây hỉ), mỗi vị 15g sắc lên uống, Cũng có thể lấy mã tiền tươi, nghiền nát ép lấy nước uống lúc đói.
-
Bắt đầu sang mụn nhọt độc: Nghiền nát mã đề tươi đắp vào.
-
NHÂN TRẦN (Artemisia capillaries)
-
Nhân trần còn gọi là rau nhung, là thân lá non của cây nhân trần thuộc họ Cúc. TÍnh mát, vị đắng chát không độc. Thành phần chính có dầu đậu hương… Cây mọc ở đất hoang, sườn đồi, bờ bụi. Thu hái, tươi có thể dùng làm thức ăn hoặc phơi khô làm thuốc.
-
Tác dụng: thanh nhiệt, ra mồ hôi, tiêu viêm, giải độc, lợi gan, lợi mật nên chủ yếu dùng khi bị hoàng đản, khó đi tiểu, viêm gan truyền nhiễm, phong hàn cảm mạo, ngứa, mụn nhọt.
-
Cách dùng: Nấu uống và dùng ngoài. Kiêng không dùng cho người hoàng đản mà không phải do thấp nhiệt.
-
Một số công dụng chữa bệnh:
-
Viêm gan truyền nhiễm: Rau nhân trần 50 – 70g. Sắc lên, mỗi ngày uống 3 lần, cũng có thể thêm vào 2 – 3 quả tàu; Hoặc nhân trần 100g, cam thảo 50g, táo tàu 25 quả. Sắc còn 160ml nước thì cho vào 40ml mật, khuấy đều. Trẻ com bị viêm gan: 1 – 3 tuổi dùng 12ml; 3 – 5 tuổi dùng 15ml, 5 – 10 tuổi dùng 30ml, ngày uống 3 lần.
-
Viêm gan dạng hoàng đản cấp tính: Nhân trần 30g; mã đề 12g, bồ công anh 20g, táo tàu 10 quả, cho nước vào nấu đặc, chia ra 2 lần uống 1 ngày;
-
Cảm, hoàng đản, dễ dị ứng với sơn: Nhân trần 25g, sắc uống.
-
Sỏi mật, viêm túi mật: Nhân trần 60g, kim tiền thảo 30g, cỏ mặt rồng 9g, sài hồ 9g, sắc uống.
-
Mụn ghẻ: Rau nhân trần, nấu lên lấy nước ngâm rửa.
-
Ngứa, da sưng: Rau nhân trần 30g, lá sen 15g, nghiền nát thành bột mỗi ngày uống 3 – 4g với mật ong, uống sau bữa ăn.
-
RAU DĂM
-
Rau răm còn gọi là hôi thái, kim tỏa thiên. Là cây có thuộc họ rau Lê. Tính mát, vị ngọt hơi đắng. Mọc hoang dã hoặc trồng làm rau ăn kèm. Hái vào tháng 3 – 4 sấy khô làm thuốc.
-
Tác dụng: Trừ thấp, giải độc. Dùng cho mưng nhọt độc.
-
Cách dùng: Đun thành thang chín mà ăn hoặc đun nước rửa đắp chỗ đau.
-
Kiêng kị: Rau có tác dụng tê liệt hô hấp, ức chế tim, làm giảm huyết áp. Nếu ăn nhiều rồi gặp nắng nóng gắt có thể gây xuất huyết dưới da. Do vậy không ăn nhiều, không nên ăn với đậu phụ.
-
Một số công dụng: Bị phong: Chưng lên ăn hoặc đun thành thang để rửa; Có thể giã nát lá tươi để đắp chỗ đau.
-
Bị thấp chẩm, da sần sùi: 60 – 100g rau dăm, đun nước rửa bên ngoài da.
-
Nhọt độc: Các loại trùng độc cắn: Lấy lá nghiền nát lần đầu mà đắp.
Đông y Thiện Tri Thức tổng hợp