CÁC LOẠI THỰC PHẨM – VỊ THUỐC – PHẦN 2

  1. ĐẬU PHỤ

  • Đậu phụ là hạt đậu nành của cây họ Đậu (Fabaceae) chế biến mà thành. Tính mát, vị ngọt. Thành phần chủ yếu có chứa albumin, chất béo, canxi, phosphor, sắt, kẽm. Tính đinh dưỡng cao, dễ tiêu hóa, là thức ăn có tác dụng dược liệu. Là thực phẩm tốt cho già trẻ, trai gái, người bệnh, sản phụ. Thường được coi là thực phẩm tốt cho sức khỏe. hàm lượng đường thấp, lại có thể bài tiết chất béo trung tính nên còn được xem là thực phẩm lý tưởng của người bị bệnh tiểu đường, bệnh tim nhiễm mỡ, xơ cứng động mạch.

  • Tác dụng: Khoan trung ích khí, làm cho mềm mại những bộ phận khô cứng, thanh nhiệt, giải độc, hòa tì vị, tiêu chướng, khử thối sinh cơ. Chữa đau mắt đỏ, tiêu khát, ngưng lị, mụn nhọt, viêm khí quản mạn tính. Người tiểu đường dùng bảo vệ sức khỏe.

  • Cách dùng: Đun lên, xào rán, ăn nguội đều được. Dùng làm thuốc có thể chưng lên mà dùng có thể đắp vào bên ngoài chỗ đau.

  • Kiêng kị: Khi dùng kháng sinh thì không nên dùng đậu phụ.

  • Một số công dụng chữa bệnh:

  1. Bệnh lị, viêm đường ruột: Chưng đậu phụ thêm ít dẫm mà dùng, Mỗi lần 100 – 150g, ngày dùng 2 lần.

  2. Bệnh lao: Đậu phụ, bách hợp, đường phèn mỗi thứ vừa đủ, đun kĩ mà dùng, mỗi ngày 2 – 3 lần, dùng với lượng vừa phải, kết hợp dùng thuốc mà chữa trị càng tốt.

  3. Viêm khí quản mạn tính: 100g đậu phụ tươi, củ cải tươi rửa sạch, giã nhừ lấy 15ml nước vắt ra trộn với 30g đường hoặc mật ong để ăn. Mỗi ngày 1 lần trong nhiều ngày.

  4. Khò khè ở cổ: 250g đậu phụ, 100g đường đỏ, 10g gừng sống. Mỗi ngày vào trước lúc đi ngủ đun với nước mà uống. Liên tục 1 tuần. Hoặc 500g đậu phụ, 100g đường mạch nha, 300g nước củ cải. hỗn hợp đun sôi, mỗi ngày 2 lần, sáng chiều mà ăn; Hoặc 100g đậu phụ, 9g hạnh nhân, cho thêm nước đun 1h, bỏ bã ăn đậu uống nước.

  5. Bệnh tiểu đường: Ăn đậu phụ thay thực phẩm, kết hợp dùng thuốc chữa bệnh.

  6. Sản phụ thiếu sữa: 500g đậu phụ, vương bất lưu hành (đã sao) 30g, cùng đun kĩ. Uống thang ăn đậu phụ.

  7. Nổi mụn nhọt mưng mủ: Đậu phụ tươi non đánh nhuyễn, đắp vào chỗ bị đau, mỗi ngày 1 – 2 lần hoặc thêm tỏi mà đắp.

  8. Bị bỏng nước hoặc bỏng lửa: Đậu phụ tươi 2 phần, đường trắng 1 phần, đánh nhuyễn đắp vào chỗ đau.

  1. VÁNG ĐẬU

  • Váng đậu phụ còn gọi là áo đậu phụ, gần đậu, trúc phụ. Là nước đậu sau khi sôi, màng mỏng ngưng kết trên mặt nước đậu. Tính bình vị ngọt, nhạt. Thành phần có albumin, chất béo, canxi, phosphor, sắt, vitamin B1, B2. TỔng hàm lượng cao hơn nước đậu 10 lần, mỗi 100g váng đậu chứa 477kcal.

  • Tác dụng: Thanh phế nhiệt, khử đờm, bổ thận, trong nước tiểu, chủ yếu dùng cho phổi nhiệt ho, nhiều đờm, thận hư, đái són, tiểu tiện nhiều lần.

  • Cách dùng: Xào, đun chín để ă. Nướng nghiền nhỏ đắp chỗ đau.

  • Một số công dụng chữa bệnh:

  1. Nhiều mồ hôi, mồ hôi trộm: Váng đậu phụ một gói (miếng khô ngâm cho mềm, đun) ăn với nước đậu còn nóng.

  2. Phế hư, nhiệt ho, thận hư đái són, đi tiểu nhiều, nhiều bạch đới, kém ăn: 50g váng đậu phụ, 10g bạch quả (bỏ vỏ và ruột bên trong), gạo vừa đủ, đun thành cháo để ăn.

  3. Ho lẫn nhiều đờm: Váng đậu phụ (loại khô). Nướng rồi nghiền thành bột, uống với rượu nóng. Mỗi lần 5 – 10g. Có thể dùng váng đậu phụ thêm bách hợp, thêm tí muối, hầm chín để ăn.

  4. Bị nhện cắn có thể dùng váng đậu phụ loại khô sao lên, nghiền thành bột, cho thêm dầu vừng đắp vào chỗ đau.

  1. SỮA ĐẬU

  • Sữa đậu là nước của đậu phụ, do hạt đậu chế biến thành. Tình bình vị ngọt. Thành phần dinh dưỡng phong phú. Dễ hấp thu, thành phần dinh dưỡng hàm lượng tương tự sữa bò. Là thức ăn lý tưởng của già trẻ, người bệnh ốm yếu. Thường dùng nước đậu thì da dẻ mềm mát, sắc mặt tươi sạch, có tác dụng chống lão hóa, chống khôi u dạ dày.

  • Tác dụng: Thanh phế hóa đàm, bổ dạ dày nhuận táo. Chủ yếu dùng cho ho, tắc thở, dạ dày yếu mệt, táo bón, phù, trào dịch màng phổi.

  • Cách dùng: Đun kỹ để ăn hoặc dùng ngoài.

  • Kiêng kị: nước đậu sống hoặc chưa đun kĩ thì không uống. Đun với thức ăn có albumin sẽ giảm giá trị dinh dưỡng, không dùng với kháng sinh.

  • Một số công dụng chữa bệnh:

  1. Bổ hư dưỡng vị: nước đậu đun chín, thêm chút đường để dùng.

  2. Thân thể suy nhược: Dùng nước đậu nấu cháo để ăn, môi xngày 1 – 2 lần.

  3. Trào dịch màng phổi: 200ml nước đậu tươi, uống ngày 3 lần, trẻ uống ít hơn.

  4. Ho hen: Nước đậu đun nóng, cho trứng gà và chút đường trắng để dùng, ăn lúc sáng; Hoặc dùng 250g nước đậu, thêm 100g đường, đun kỹ rồi uống.

  5. Chân bị rộp đau: Nước đậu chưng kĩ, tho thêm tùng hương vừa phải nghiền thành hồ đắp vào chỗ đau.

  6. Tử cung xuất huyết: 250g nước đậu tương tươi, 150ml nước ép rau hẹ, đánh đều uống lúc đói.

Đông y Thiện Tri Thức tổng hợp

Bài viết liên quan