CÁC LOẠI THỰC PHẨM – VỊ THUỐC – PHẦN 1

  1. BỘT SẮN DÂY

  • Bột sắn dây là bột của các khúc rễ cây sắn dây, thực vật họ Đậu (Papillonaceae) mài và lọc ra. Bột sắn dây chứa tinh bột, protid, chất xơ. Vị ngọt, tính hàn, không độc, chạy vào dương minh kinh.

  • Tác dụng: Sinh tân dịch, giải khát, thah nhiệt trừ mệt mỏi. CHữa nóng nhiệt, miệng kho, bị tổn thương họng mũi, bị bỏng.

  • Cách dùng: Uống với nước sôi hoặc nấu thành canh.

  • Kiêng kị: Người dạ dày tính hàn dùng bột sắn dây phải cẩn thận.

  • Cách chữa một số bệnh:

  1. Tim thao thức, miệng khô: 120g bột sắn dây, 150g kê. Ngâm kê 24h, đánh đều với bột sắn dây, đun thành cháo để ăn.

  2. Trẻ con nhiệt, mồm hôi, biếng ăn: 3 – 6g bột sắn dây, đường trắng vừa đủ. Khuấy với nước sôi thành cháo, cho ăn mỗi ngày 2 lần.

  3. Bị chảy máu do nhiệt độc hoặc ăn thức ăn khó chịu: Bột sắn dây 3 – 9g hòa với nước ép ngó sen 100 – 150ml mà uống.

  1. CỦ ĐẬU

  • Củ đậu còn gọi là thổ qua, dưa mát, củ cải đất. Là củ rễ của cây đậu (Pachyrhizuserosus) thuộc thực vật họ đậu (Fabaceae). Tính mát, vị ngọt. Thành phần chủ yếu có albumin, chất bột, một số loại đường, chất béo, chất sợi.

  • Tác dụng: Sinh nước miếng đỡ khát. Làm mát, nhuận hầu, chủ yếu dùng cho bệnh nhiệt, khô miệng, đau dạ dày, phiền khát, bị độc vì rượu.

  • Cách dùng: Ăn sống hay nấu ăn đều được.

  • Một số công dụng chữa bệnh:

  1. Trúng độc rượu mạn tính: Củ đậu sống bóc vỏ, ăn sống với đường.

  2. Bệnh nhiệt mồm miệng khô: 100 – 200g củ đậu. Bỏ vỏ, xắt thành miếng, đập nát, cho thêm nước nóng ép lấy nước cho thêm đường trắng vừa đủ uống với nước nóng, mỗi ngày 2 – 3 lần.

  3. Viêm dạ dày mạn tính: 500g củ đậu, giã nát, ép lấy nước, cho mật ong vừa đủ, đun lên mà uống. nên dùng thường xuyên.

  1. CỦ MÀI

  • Củ mài còn gọi là Sơn dược, khoai núi, thử dự, dạ bạch thử, mao sơn dược. Là củ của dây củ mài (Dioscorea persimilis) thuộc họ thực vật củ Nâu (Dioscoreaceae) tính bình vị ngọt. Thành phần chủ yếu có albumin, đường, bột, iod, canxi, vitamin C, nhiều acid amin. Nhiều chất dinh dưỡng cho tốt cho trẻ em và người già, thường dùng làm thuốc tăng lực. Trong Dược gọi là Hoài sơn. Mùa thu dông lấy củ tươi phơi khô dùng dần.

  • Tác dụng: Kiện tì, bổ phổi, ích tinh, bổ thận, tăng lực, giúp tiêu hóa, chữa tiêu khát, chủ yếu dùng cho tì hư tiêu chảy, ho hen lao lực, kiết lị kinh niên, di tinh, đi tiểu rắt, thân thể suy nhược, bệnh tiểu đường.

  • Cách dùng: Đun xào nấu cháo cho thêm đường trắng mà ăn. Đun chín đánh nhuyễn đắp ngoài da ở chỗ đau.

  • Kiêng kị: Bệnh không rõ thì không nên dùng.

  • Một số công dụng chữa bệnh:

  1. Tì vị hư nhược, không muốn ăn uống, ho hen khó thở: Củ mài tươi rửa sạch, sắt lát, nấu cháo với gạo, cho thêm đường trắng vừa phải mà ăn. Người mà dạ dày quá chua thì không kèm đường trắng.

  2. Tì vị hư nhiệt, đau xương cốt: Củ mài tươi nấu cháo mà ăn.

  3. Ít ăn,mệt mỏi, đi tiêu chảy: 40g củ mài, 20g nhân hạt ý dĩ, 25g đảng sâm. Đun kĩ với nước mà uống. Mỗi ngày 2 lần ăn hết, liên tục trong 3 – 5 ngày.

  4. Bệnh tiểu đường: Dùng củ mài 50g, 15g hoàng tinh, 40g hoàng thị, đun nước uống, mỗi ngày 1 lần. uống liên tục. Có thể dùng 100 – 150g củ mài tươi đun nhừ thành thang để dùng. Hoặc có thể dùng 15g của mài 6g hoàng liên sắc uống.

  5. Phổi khí hư, ho mạn tính: 25g củ mài, trùng thảo, đảng sâm, mỗi thứ 15g. Sắc uống ngày 2 lần.

  6. Đờm nhiều khó thở, viêm khí quản mãn tính: Củ mài tươi giã nhỏ, nước mía mỗi thứ ½ bát, trộn vào nhau đun mà uống; Hoặc củ mài tươi, nước mía mỗi thứ 200g. gọt vỏ củ mài đun chín, đánh nhuyễn cho thêm nước mía đánh đều. Đun kỹ mà uống mỗi ngày 2 lần.

  7. Di tinh: 40g củ mài, hạt sen, long cốt mỗi thứ 25kg, tường vi dại 20g sắc uống mỗi ngày 2 lần. 10 – 15ngày là 1 liệu trình.

  8. Đau bụng đi ngoài mạn tính: 60g củ mài tươi, đun kĩ, rắc bột bánh mì rang vào mà ăn, ngày 3 lần.

  9. Trẻ con đau bụng đi ngoài: 15g bột củ mài, cho thêm 120ml nước sôi, đun thành cháo cho ăn, mỗi ngày 3 lần, mỗi lần 30ml.

  10. Tiểu nhiều, số lần không dứt: Củ mài, bạch phục linh mỗi thứ bằng nhau, cùng nghiền thành bột nhỏ cho vào cháo loãng để ăn. Mỗi lần 20 – 30g.

  11. Trẻ con bị chứng đái dầm: 250g củ mài tươi, 5g củ choc (củ mài). Gọt vỏ củ mài, nghiền nát nhuyễn, cho thêm củ chóc, đun kĩ thêm lượng đường trắng vừa đủ. Mỗi ngày ăn vào buổi sáng.

  12. Trẻ con uể oải: 2g củ mài, 1g bột Bo; 9,3g thanh đại, cùng nghiền thành bột. Mỗi ngày dùng 3 lần, mỗi lần 1 – 3g.

  13. Kết hạch Lympho: 1 củ mài tươi cạo vỏ, 2 hạt thầu dầu, xay nhuyễn đắp vào chỗ đau. Mỗi ngày thay 1 – 2 lần.

  14. Sưng nhọt độc: Củ mài, hạt thầu dầu, gạo nếp. Ngâm trong nước, xay nhuyễn đắp vào chỗ đau.

  15. Sưng cứng: Củ mài xay nhuyễn đắp vào chỗ đau.

  16. Viêm tuyến sữa: Củ mài sống, đường trắng lượng bằng nhau cùng xay nát đắp vào chỗ đau. Mỗi ngày thay 2 lần. Có thể chỉ dùng củ mài đập nát đắp chỗ đau.

  17. Viêm âm đạo: Củ mài tươi, hạt sen (bỏ tâm), mỗi thứ 30g, nhân hạt ý dĩ 50g. Đun lửa nhỏ thành cháo để ăn.

Đông y Thiện Tri Thức tổng hợp

Bài viết liên quan