CÁC LOẠI RAU LÀM THỰC PHẨM – VỊ THUỐC – PHẦN 7

CỦ CẢI ĐƯỜNG

Củ cải đường còn gọi là quân đạt thái, trư bà thái. Là rễ của cây cải đường (Beta vulgais), thực vật thuộc họ rau muối (Chenopodiaceae). Tính bình, vị ngọt. Thành phần chính có albumin, đường, còn có muối, các acid amin, hữu cơ, vitamin, sắt, canxi. Lá non cũng dùng được.

Tác dụng: Bổ trung hạ khí, thông tụ, ngưng chảy máu, thông kinh mạch, giải độc do nhiệt. Chủ yếu dùng cho ruột bị đau, độc do nhiệt, hậu mông sưng đau. Viêm ruột kiết lị, tì vị khí tắc, bị thương chảy máu.

Cách dùng: nấu ăn bằng canh hoặc thang, ép nước, giã nát đắp vào chỗ đau.

Kiêng kỵ: người bị tì hư đi ngoài lỏng không nên ăn.

Chữa trị:

Dạ dày ứ hơi: củ cải đường 250g – 500g rửa sạch. Xắt lát, đun kĩ, bỏ bã uống nước, ngày 1 – 2 lần.

Viêm ruột kiết lỵ: ruột đau độc do nhiệt. Xuất huyết dạ dày ruột: Củ cải đường 200 – 300g, rửa sạch, xắt lát. Cho thêm gạo nếp đủ nấu cháo mà ăn. Ngày 2 lần sáng tối lúc bụng đói.

Bị thương ngoài da chảy máu: Lấy lá và thân của củ cải đường rửa sạch, giã nát, đắp vào chỗ đau.

DƯA CHUỘT

Dưa chuột còn gọi là hoàng qua, hồ qua, ngũ qua, thích qua. Là quả của cây dưa leo (Cucumus sativus) thực vật họ Bầu bí (Cucurbitaceae). Tính mát, vị ngọt. Thành phần chính có đường, các acid amin, vitamin… Vỏ và hạt đều có thẻ dùng làm thuốc.

Tác dụng: giải nhiệt trừ thấp, lợi thủy, thông ruột, giải độc. Chủ yếu dùng cho khát, đau họng, mắt mờ do hỏa bốc, bỏng nước. Thường ăn dưa chuột có thể giảm béo.

Cách dùng: Ăn sống, ăn chín đều được, dùng ngoài da dạng nước, kem.

Kiêng kị: Dạ dày lạnh, thân yếu run không nên dùng.

Một số bệnh có thể chữa:

Trẻ con nhiệt lị: Dưa chuột non rửa sạch cắt miếng trộn mật ong để ăn.

Trong người nóng, khát khó chịu: Dưa chuột tươi 200g, ăn sống ngày 1 – 2 lần; Hoặc dùng Dưa chuột già 200g, gọt vỏ bỏ ruột, cắt miếng,trộn với đường ăn.

Phù thũng nhẹ: Vỏ dưa chuột 30g, sắc uống. Ngày 2 – 3 lần. Uống liên tục.

Bệnh vàng da: vỏ dưa chuột 50g (khô) sắc uống, ngày 3 lần.

Vòm họng sưng đau: 1 quả dưa chuột già, bỏ hạt. Cho diêm tiêu vào đầy trong ruột quả. Phơi trong râm nghiền bột. Mỗi lần đau thổi thuốc vào chỗ đau.

Bị bỏng lửa: 1 quả dưa chuột già tươi, giã nát, ép nước đắp vào chỗ đau, ngày 3 lần.

HÀNH

Hành là toàn thân cây hành (Allium fistulosum) có 2 loại hành to và nhỏ. Thực vật thuộc họ Hành (allidaceae). Tính ôn, vị đắng. Thành phần chính của lá có đường, các vitamin, acid béo chưa no… Hoa hành, quả hành (hạt hành), rễ hành đều có thể dùng làm thuốc.

Tác dụng: Khử phong ra mồ hôi, giải độc tiêu thũng, ôn thận sáng mắt. Chủ yếu dùng cho cảm phong hàn, đau đầu tịt mũi, phù đau, thận hư, mắt mờ.

Cách dùng: Uống, ăn sống, đun thang hoặc ép lấy nước đắp ngoài da.

Kiêng kị: Da hư nhiều mồ hôi thì không nên ăn hành củ.

Chữa trị một số bệnh:

Cảm phong hàn, đầu đau mũi tịt: Mấy cây hành cả rễ, đun cháo với gạo, cho thêm chút dấm, ăn lúc nóng cho toát mồ hôi; Hoặc dùng 50g củ hành rửa sạch, xắt miếng, 15g lá tía tô. Đun chín để ăn, ngày 2 -3 lần; Hoặc dùng 20g củ hành, 10g gừng sống thái nhỏ, bột mì vừa đủ, đun thành hồ thêm dầu mè và ít muối ăn lúc còn nóng; Hoặc dùng 50g gạo đun cháo, khi chín cho vào 50g hành (bỏ vỏ, vứt lá già). Khi hành nhừ thì ăn.

Cảm gió ho: hành cả rễ 7 củ, 1 quả lê, 50g đường trắng, đun với nước chín ăn hành, lê, uống nước, ngày 2 lần.

Cảm do dịch: 3 củ hành, rễ rau cải bẹ, rễ cải bẹ, rễ cỏ lau mỗi thứ 10g, đun nước uống.

Thận hư mắt mờ: Giã hành nát viên với mật ong thành hoàn cỡ hạt ngô đồng. Ngày 2 – 3 lần. Mỗi lần 10 – 20 viên, uống với cháo gạo, dùng sau bữa ăn.

Phòng động mạch bị lão hóa: 60g củ hành giã nát cùng 60g mật ong đun sôi kỹ, quấy đều, sau khi nguội cho vào bình đã khử trùng để dùng dần, Ngày dùng 2 lần, mỗi lần 5 – 7g uống với nước sôi, 7 ngày là 1 đợt điều trị. Lúc uống bỏ bã hành ra.

Trẻ em đái són: 2 củ hành, 9g lưu huỳnh. Giã nát đắp vào rốn.

Đau dây thần kinh sườn: Củ hành cả rễ 10 củ, gừng sống 2 củ, củ cải trắng 2 miếng, giã nát, sao nóng bọc vào túi vải hơ nóng đắp vào chỗ đau.

Bệnh tiểu đường: Củ hành tươi 100g, rửa sạch, cắt nhỏ chần qua nước sôi, thêm vào ít xì dầu, dầu vừng trộn đều lên ăn với cơm ngày 2 lần.

Nhọt mưng tấy đau: Hành củ cả cây vừa đủ, rửa sạch giã nát, cho thêm dẫm, sao nóng lên, đắp vào chỗ đau; Hoặc hành củ, mật ong lượng bằng nhau giã thành dạng hồ, đắp vào chỗ đau.

Sâu bọ độc cắn bị thương: Hành củ to, mật ong vừa đủ, giã nát dạng hồ đắp vào chỗ đau.

Viêm tuyến sữa cấp tính: hành củ 250g, băm nhỏ, cho nước sôi vào trước xông sau rửa chỗ đau. Ngày 3 lần, có thể dùng nước hành bôi ngoài da, ngày 3 – 5 lần.; Hoặc hành củ, mật ong giã nát đắp vào chỗ đau, ngày thay 2 lần.

Viêm khớp: Củ hành to 60g, gừng già 15g. Cùng giã nát, cho rượu trắng vừa đủ, đánh đều đắp vào chỗ đau.

Tay chân tê dại: Củ hành to 62g, gừng 16g, ớt 3g, đun nước uống, ngày 2 lần.

Trẹo khớp: Lá hành lượng vừa đủ dùng, giã nát đắp vào chỗ đau.

Bị rét cóng: Rế hành, rễ cà mỗi thứ 120g. Đun nước rửa chỗ đau.

Đông y Thiện Tri Thức tổng hợp

Bài viết liên quan