CÁC LOẠI RAU LÀM THỰC PHẨM – VỊ THUỐC – PHẦN 5

CẢI XANH

Cải xanh còn gọi là la thái, mao la, tuyết lí kì. Là cành lá non của cây cải xanh (Brassia), thực vật thuộc họ Cải (Brassicaceae). Tính ôn vị đắng. Thành phần chính gồm có albumin, cacbuahydrat, carotene, vitamin B2, C còn có loài màu tím, màu trắng. Dùng làm thuốc thì loại trắng tốt nhất.

Tác dụng: Thông phổi, hạ đờm, lợi khí khai vị. Chủ yếu dùng cho hàn ẩm nội thịnh, ho hen đờm nhiều, bụng đầy khó chịu.

Cách dùng: Đun nước, ép lấy nước, đắp ngoài da.

Kiêng kỵ: Nhọt, đau mắt, ho, trĩ, đi ngoài ra máu hoặc người chân hỏa mạnh thì không nên dùng.

Chữa trị một số bệnh:

Viêm thận: Cải xanh 150g (rau khô thì dùng 60g) đun nhỏ lửa với nước trong 25 phút, đập 1 quả trứng vào. Đun kỹ cho thêm chút muối làm canh ăn. Ngày 1 lần trước bữa ăn trưa. Ăn liên tục. Có thể dùng cải xanh đun uống thay chè.

Ho phong hàn, nhiều đờm: Thân lá cải xanh rửa sạch, xắt nhỏ, cho lượng gạo vừa đủ đun cháo mà ăn.

Bụng khó chịu, ho: Cải xanh non, chần qua nước sôi, thêm dầu, muối và 1 chút rượu trộn đều có thể ăn được, hoặc giã nát cải xanh ép nước mà uống. Mỗi lần 50ml.

Bị sơn ăn, mẩn ngứa: Đun cải xanh kỹ lấy nước mà rửa.

Viêm lợi: Cải xanh khô, sao toàn tính, nghiền bột, đắp vào chỗ đau.

RAU CẦN

Rau cần còn gọi là hạn cần, hương cần, dược cần, hồ cần. Là toàn thân cây rau cần (Oenanthe jivanica) thực vật họ Hoa tán (Apiaceae), thức ăn thường dùng là thân lá. Tính mát, vị ngọt hơi đắng. Thành phần chính là dầu bay hơi, carotene, vitamin P. C; albumin, đường, canxi, phosphor, sắt. Có tác dụng giảm mỡ máu, đường trong máu.

Tác dụng: Bình can, thanh nhiệt, trừ phong lợi thấp. Nhuận phế, ngưng ho, sáng mắt, giảm áp suất máu. Chủ yếu dùng cho huyết áp cao, mắt mờ đầu nặng, ho ra đờm, mặt gay đỏ, mưng nhọt.

Cách dùng: vặt bỏ lá cho nước sôi vào chần qua rồi ngâm vào nước mát, vớt ra trộn nhuyễn làm nộm để ăn. Dùng làm thuốc: ép lấy nước, giã nát mà uống, đắp ngoài da.

Kiêng kỵ: Bị vảy nến không dùng. Người tì vị hư nên ăn ít.

Chữa trị một số bệnh:

Huyết áp cao: Rau cần tươi 200g, mã đậu linh (Aristolochia debitis) 15g, đại tư, tiểu tư (Circium) mỗi thứ 25g, cho thêm 500ml nước. Đun còn một nửa, bỏ bã đun còn 100ml. Ngày 3 lần , mỗi lần uống 10ml; Hoặc dùng Rau cần tươi rửa sạch luộc sôi trong 1 – 2 phút, lấy ra cắt đoạn cho thêm muối ăn, dầu vừng…trộng làm thức ăn. Cho 2 chân ngâm nước luộc rau cần khi còn nóng; Rau cần 500g luộc cho thêm đường trắng vừa đủ, uống thay chè.

Huyết áp cao, lượng cholesterol trong huyết thanh cao: Rau cần tươi bỏ rễ rửa bằng nước đun sôi để nguội, giã nát ép lấy nước. Cho thêm lượng mật ong hoặc mật mía vào nước ép. Ngày dùng 3 lần, mỗi lần 40ml; Hoặc rau cần 10 cây, rửa sạch giã nát thêm 10 quả táo tàu, đun với nước. Mỗi ngày 2 lần uống, 15 – 20ngày là một đợt; Hoặc Rau cần cả rễ 120g rửa sạch, cắt nhỏ,cho thêm gạo vừa đủ, nấu cháo mà ăn thường xuyên.

Bệnh tiểu đường: Rau cần 500g rửa sạch vò nát ép lấy nước. Uống ngày 1 – 2 lần. Dùng liên tục. Có thể dùng nước đun sôi chần, vớt ra cắt khúc rồi trộn thêm gia vị để ăn.

Mất ngủ: Rễ rau cần 90g, nhân hạt táo chua 9g, sắc uống.

Sau khi đẻ bị đau bụng: Rau cần 60g, nấu cho thêm đường dỏ và ít rượu mùi. Uống lúc đói.

Viêm phế quản: Rễ rau cần 100g, vỏ quýt 9g, gỉ đường 30g, cho đường cào nồi thắng, sau cho các thứ khác đã sao hơi cháy vào, cho thêm nước sắc uống.

Ho lâu: Rau cần cả rễ 500g, rửa sạch vò nát ép lấy nước. Cho thêm tí muối, đun cách thủy, uống 1 chén con vào sáng và tối. Dùng mấy ngày liền.

Viêm gan mạn tính, đi tiểu ra máu: rau cần tươi 200g; rửa sạch, vò nát, ép lấy nước. Cho thêm 50g mật ong, trộn đều uống nóng. Ngày 1 – 2 lần. Liên tục trong nhiều ngày.

Trẻ con nôn mửa và tả: rau cần đun nước cho thêm đường để uống.

Khó đi tiểu: Rau cần tươi 50 – 100g luộc mà uống.

Kinh nguyệt sớm: Rau cần tươi 100g; (rau khô khoảng 30g) đun nước để uống. Ngày 1 liều, liên tục trong 1 – 2 tháng.

Viên khớp tay và chân, bệnh thần kinh do phong thấp: Rau cần tươi ép lấy nước cho thêm đường trắng đủ lượng, đun sôi uống như nước trà.

Bị mưng nhọt do nhiệt độc: Rau cần tươi 50 – 100g, bồ công anh, bại tương thảo, lượng vừa đủ cùng giã nátđáp vào chỗ đau.

Viêm tuyến mặt: Rau cần tươi giã nhỏ trộn với dầu cải hoặc dầu mè, đắp chỗ đau.

Đông y Thiện Tri Thức tổng hợp

Bài viết liên quan