CÁC LOẠI QUẢ LÀM THỰC PHẨM – VỊ THUỐC – PHẦN 6

QỦA HỒNG

Hồng cũng gọi là thị đế, mề cổ, hầu táo…là quả của cây hồng Tên khoa học là Diospyros kali. Thuộc họ Thị (Ebenaceae). Tính hàn, vị ngọt chát. Thành phần chủ yếu gồm đường, các acid amin, vitamin C… Quả có thể để chín tự nhiên hoặc hái sớm để chín hoặc ngâm nước ấm qua đêm. Thường lấy hồng chát, bóc vỏ, phơi mềm cất vào lọ dùng dần (thành hồng khô); Tai hồng cũng là vị thuốc.

Tác dụng: Thanh nhiệt giải phiền, tiêu đờm nhuận phế, chữa khát, kiện tì sinh tân dịch. Chủ yếu dùng chữa mất nước do nhiệt, ho, thổ ra huyết, sưng miệng, kiết lị, viêm ruột, huyết áp…

Kiêng kị: Những người có tì vị hư hàn, nhiều đờm, ho do cảm mạo, chảy dịch do tì hư, các bệnh do cơ thể hư nhược, thiếu máu không nên ăn. Khi dùng thuốc không ăn tôm, cua.

Chữa trị một số bệnh:

Nóng ruột khô miệng, ho do phổi nóng: Ăn hồng đã chín mềm hoặc lấy hồng chín dội nước sôi vào rồi bỏ vỏ, nghiền nát, thêm ít bột mỳ và đường trộn đều làm thành bánh, xong dùng dầu rán chín lên ăn.

Sưng tuyến giáp trạng: Hồng chín tới giã nát rút bỏ nước, thêm nước đường dùng để chườm đắp. Hoặc hồng chín tới (có màu vàng) ngâm hồng bằng nước ấm qua một đêm cho hết chát rồi ăn.

Giải độc do ngộ độc dầu trẩu (loại dầu dùng làm sơn): Quả Hồng hoặc hồng khô 2 – 3 quả, một ngày ăn một lần.

Nấc: Tai hồng 9g, sắc lấy nước uống. Hoặc đốt, nghiền bột, uống với rượu trắng; Hoặc dùng tai hồng 3 – 5 cái, hạt đậu đao 15 – 20g, sắc lấy nước uống.

Buồn nôn, nôn mửa: Tai hồng 5 cái, đinh hương 3g. Sắc lấy nước uống.

Lị, viêm ruột: Hồng cắt miếng phơi khô, sao vàng nghiền nhỏ, mỗi ngày uống 3 lần, mỗi lần 5g, uống với nước đun sôi; Hồng chín đỏ 1 quả, bóc vỏ ăn sống, môi xngày 3 – 4lần.

Cao huyết áp: Hồng xanh, giã nát vắt lấy nước, mỗi ngày uống một chén nhỏ, ngày 3 lần.

Mẩn ngứa, mày đay: nước ép hồng, bôi vào chỗ ngứa, nhiều lần trong ngày.

Viêm da do dị ứng: Quả hồng xanh 500g; Đập quả hồng cho nát nhừ, thêm 1500ml nước phơi 7 ngày loại bỏ bã, rồi phơi thêm 3ngày, để vào bình dùng dần. Mỗi ngày 3 lần bôi chỗ viêm.

Loét do viêm da mạn tính: vỏ hồng chín đỏ, thịt hồng đắp vào chỗ viêm.

Tiểu tiện ra máu: Dồng, đậu đen, muối vừa đủ, sắc lấy nước, mỗi ngày 2 lần.

Ho ra máu: Hồng xanh 1 quả đun sôi bằng rượu, chắt bỏ rượu ăn hồng.

HỒNG KHÔ

Hồng khô cũng gọi là mứt hồng. Cũng có khi chế biến cầu kỳ cắt thành hình nhánh tỏi. Vị ngọt, chát, hàn. Thành phần chủ yếu gồm đường, bề mặt hồng khô phủ môt lớp phấn màu trắng tức là thị sương. Khi làm mứt hồng, chất đường tiết ra được thu lại gọi là thị sương. Thị sương được đun thành đường rồi đổ vào khuôn.

Tác dụng: Nhuận phế, chống đi lỏng, cầm máu. Chủ yếu dùng cho thổ ra máu, khạc ra máu, bệnh đường ruột, kiết lị.

Cách dùng: Ăn sống, nấu thành canh.

Kiêng kị: Người tì vị hư hàn, người nhiều đờm không nên dùng. Khi uống thuốc không ăn các loại cá.

Chữa trị một số bệnh:

Ho nhiều đờm: Hồng khô đốt thành than, nghiền thành bột, thêm mật ong làm thành hoàn 5g, mỗi ngày uống từ 1 -2 viên, uống bằng nước đun sôi. Hoặc hồng khô 3 quả, sắc lấy nước, thêm mật ong uống.

Viêm phế quản mạn tính, đau họng: Hồng khô 6 – 10g uống bằng nước sôi để ấm, ngày 2 lần.

Hen suyễn, mỏi gối do hư thận phế hư: Hồng khô, hồ đào nhân mỗi loại bằng nhau. Hồng khô bỏ hạt, cuống; hồ đào nhân giã nát, cùng cho vào bát rồi hấp chín bằng lửa to. Mỗi ngày 3 lần, mỗi lần 3 – 5 thìa.

Ho khan: Hồng khô 2 quả, xuyên bối 9g (tán nhỏ). Hồng khô moi bỏ hạt, đặt bột xuyên bối vào trong, chưng chín, mỗi ngày ăn 2 lần.

Đau, khô họng, ho do nóng phổi, miệng khô lưỡi nhiệt. Ngậm hồng khô.

Ho, đau họng: Thi sương, băng sa (nguyệt thạch), thiên đông, mạch đông mỗi loại 10g, nguyên sâm 5g, ô mai nhục 2,5g, chế thành mật hoàn để ngậm.

Tăng huyết áp: hồng khô 5 quả. Sắc lấy nước uống, mỗi ngày 2 lần.

Nấc: Thị sương 6g, hòa uống bằng nước nóng; Hoặc tai hồng 6 cái, sắc lấy nước uống, ngày 2 lần.

Buồn nôn, nô mửa: Hồng khô 2 quả, cắt thành miếng nhỏ, cho thêm gạo ninh nhừ ă. Hoặc dùng hồng khô 6g, giã nát nhuyễn, uống với nước nóng, một ngày 3 lần.

Miệng lưỡi bị rộp dùng hồng khô bôi vào chỗ đau.

Một số bệnh chảy máu, nôn ra huyết, ho khạc ra máu: Hồng khô 500g bỏ cuống, hạt, lá sơn tra (bỏ lông), bạch quả nhân (ngân hạnh nhân), thục địa mỗi loại 150g, vỏ gừng 35g (sao cháy đen), bách bộ 200g, thiên môn đông, mạch môn đông (đều bỏ lõi, tâm) mỗi loại 250g. Dùng 20 lít nước sắc còn 1/5, lọc bỏ tạp chất, làm 3 lần. Tất cả còn 2 lít, thêm 200g mật ong, trộn bỏ vào lọ dùng dần, mỗi lần 15 – 20ml, ngày 3 lần; Hoặc hồng khô 3 quả, gạo dẻo 100g. Hồng khô thái vụn, thêm gạo, nấu thành cháo ăn hàng ngày.

Phân khô, trĩ và hậu môn chảy máu: Mỗi khi nấu cơm hấp một quả hồng khô để ăn; Hoặc dùng hồng khô lượng vừa đủ, thêm nước đun nhừ ăn, mỗi ngày 2 lần, mỗi lần 1 – 2 quả.

Tử cung chảy máu: Hồng khô, gừng tươi mỗi loại bằng nhau. Rang khô nghiền nhỏ, cho vào nước cơm, mỗi ngày 2 lần, mỗi lần 15g, dùng liên tục.

Chảy máu đường tiêu hóa: Hồng khô rang khô nghiền nhỏ, mỗi ngày 3 lần, mỗi lần 15 – 20g, uống với nước đun sôi để nguội.

Đông y Thiện Tri Thức tổng hợp

Bài viết liên quan