CÁC LOẠI QUẢ LÀM THỰC PHẨM – VỊ THUỐC – PHẦN 4

HẠT BÍ NGÔ

Hạt bí ngô cũng gọi là hạt bí đỏ, kim qua tử… là hạt của quả bí ngô (Cucurbita sp). Tính bình, vị ngọt. Thành phần chủ yếu có acid amin, chất béo, protid, vitamin A b1, B2, C… còn chứa carotene, còn chứa nhiều các acid béo.

Tác dụng: Tẩy giun, ngừng ho, tiêu phù thũng. Chủ yếu dùng cho tẩy giun đũa, sán dây phù thũng, chân tay sau khi đẻ, ho lâu ngày, trĩ, bệnh tiểu đường.

Một số bài thuốc chữa bệnh thông thường:

Tẩy giun đũa: Hạt bí đỏ nấu ăn hoặc rang. Trẻ em mỗi lần 40 – 60gam, ăn vào lúc sáng sớm khi đói bụng.

Tẩy giun sán: Nhân hạt bí tươi 40 – 60g, giã nát thêm lượng nước vừa đủ làm thành chất sữa. Mỗi lần uống thêm mật ong hoặc đường phèn, uống khi đói; Hạt bí, vỏ rễ thạch lựu mỗi loại 30g, tất cả nghiền nhỏ, mỗi ngày uống 3 lần với nước sôi, uống trong 2 ngày; hạt bí 50 – 100g hạt. Rang chín, để cả vỏ nghiền bột, thêm mật ong vao fuống, mỗi ngày 2 lần.

Giun kim: Dùng hạt bí đỏ 30 – 50hạt. Giã nát, uống với nước sôi, mỗi ngày uống 2 lần, liền trong 7 ngày.

Giun móc: hạt bí đỏ, cau, mỗi loại 12g nghiền thành bột, mỗi ngày uống 2 lần vào sáng sớm và tối, mỗi lần 15g; Hạt bí đỏ, nhai trước khi ăn cơm, mỗi ngày 3 lần, mỗi lần 90g, liên tục trong 7 ngày.

Thiếu sữa sau sinh: Hạt bí đỏ sống 15 – 20g, bõ vỏ lấy nhân, ,giã nhuyễn, thêm dầu đậu nành hoặc đường ăn, uống bằng nước sôi. Mỗi ngày uống vào sáng và chiều khi đói bụng, uống trong 3 – 5 ngày.

Tay chân phù thũng sau khi đẻ: Hạt bí đỏ 30g, rang chín, sắc uống.

Tiểu đường: hạt bí đỏ 50g, rang chín, giã nát, vỏ bí đao 100g, sắc lấy nước, mỗi ngày uống 2 lần, dùng thường xuyên.

Thiếu dinh dưỡng, sắc mặt vàng nhợt: Cùng ăn các loại hạt bí đỏ, lạc nhân, hồ đào nhân.

Ho lâu ngày: hạt bí đỏ rang bằng nồi sành (nồi đất nung), nghiền thành bột. uống bột với đường đỏ, ngày 3 – 4 lần, mỗi lần 20 – 30g bột.

Đau họng trẻ em: hạt bí đỏ 6 – 10g, thêm đường phèn vừa đủ, sắc uống 2 lần. Mỗi ngày uống 2 lần.

HẠT DẺ

Hạt dẻ cũng còn được gọi là bản lật, lật quả, đại lật. Là hạt của cây dẻ (castanea mollisima), học Sồi dẻ (Fagaceae). Tính ôn vị ngọt. Thành phần chủ yếu có protid, mỡ, sinh tố B1, B2, C, vitamin PP, canxi, phosphor, sắt…

Tác dụng: Dưỡng vị kiện tì, bổ thận cường thân, hoạt huyết chỉ huyết. Chủ yếu là để cữa dạ dày, đi tiêu chảy, lưng đùi không có sức, thổ huyết, chảy máu mũi, đi ngoài ra máu, bị thương tích, mụn nhọt…

Cách dùng: Ăn sống, chín, phối hợp với một số thức ăn khác, có thể gia công thành bột hạt dẻ, làm thành bánh để dùng.

Kiêng kị: Không được ăn nhiều, ăn sống khó tiêu, bị táo bón không được dùng.

Chữa trị một số bệnh:

Thận suy, lưng đầu gối không có sức, đi tiểu tiện nhiều lần: hạt dẻ phơi khô bằng gió, mỗi ngày vào buổi sáng và buổi tối nhấm 2 – 3 hạt.

Trẻ con chân không có sức 3 – 4 tuổi mà chưa đi được: Dùng hạt dẻ sống 3 – 4 hạt, bỏ vỏ, giã nát cho thêm 2 – 3 quả táo tàu, cùng với hạt dẻ nấu thành cháo để ăn. Đồng thời mỗi ngày ăn 1 – 2 hạt dẻ sống.

Thân thể suy nhược sau khi ốm: hạt dẻ khô 30g, nghiền thành bột, hấp chín cho thêm một lượng đường đỏ vửa phải, mỗi ngày ăn vào lúc trước khi đi ngủ.

Gân cốt sưng đau, trẻ em bị cam sài, bị thương bên ngoài: Dùng hạt dẻ bỏ vỏ, giã thật nhuyễn, dùng nó bôi vào chỗ đau.

Mất ngủ: hạt dẻ lau 9bỏ vỏ0, hạt sen (bỏ tâm sen) mỗi thứ 50g, táo tàu 5 – 7 quả, đường trắng 50g, cho một nước vừa đủ hầm và uống.

Trẻ em đi tướt: Dùng 15g nhân hạt dẻ, mứt hồng 250g. Tất cả đem giã nát như hồ, nấu chín rồi ăn. Hoặc nghiền hạt dẻ thành bột, nấu hạt thành hồ rồi ăn.

HẠT HƯỚNG DƯƠNG

Hạt hướng dương còn gọi là hướng nhật quỳ tử, quỳ hoa tử… là hạt cây hướng dương (Helianthus annuus), học Cúc (Asteraceae). Tính bình, vị ngọt. Thành phần chủ yếu có chất béo 50%... ngoài ra có protid, đường, canxi, phosphor, sắt, kali, vitamin B1, carotene.

Tác dụng: Thanh thấp nhiệt , tiêu khí trệ, hạ huyết áp, bình gan, bổ âm ích khí, nhuận tràng thông tiện, tẩy giun… Chủ yếu dùng cho bệnh bạch lị, mụn nhọt, bí tiện do cơ thể yếu, chóng mặt ù tai, cao huyết áp, có giun.

Cách dùng: Nấu chín, rang chín, ép dầu, giã nát. Dùng đắp ngoài.

Chữa trị một số bệnh:

Huyết lỵ: Hạt hướng dương 50g, đường phèn vừa đủ. Nấu nhừ trong 1h, bỏ bã uống nước khi ấm.

Cao huyết áp, bí tiểu, ù tai: Hạt hướng dương thêm gia vị, lượng nước vừa đủ, nấu chín, chắt bỏ nước, rang khô vừa, thỉnh thoảng ăn hoặc rang khô ăn vặt vào buổi tối; Nhân hạt hướng dương sống 10 – 20g. giã nát, thêm đường trắng, uống trước khi ngủ.

Hoa mắt chóng mặt: Nhân hạt hướng dương 6g, giã nát, uống trước khi đi ngủ với nước đường;

Ho lâu ngày: hạt hướng dương 10g (giã nát), thân cây hướng dương (bóc vỏ ngoài) 15g, sau sắc lấy nước thêm đường trắng lượng vừa đủ uống.

Giun kim: hạt hướng dương, mỗi ngày ăn sống 100 – 120g ăn liền 1 tuần.

Sởi không mọc: Hạt hướng dương 5 – 10g, boc vỏ, giã nát, uống với nước sôi.

Mụn nhọt: nhân hạt hướng dương, giã nát nhuyễn, đắp hoặc bôi bằng dầu hạt hướng dương.

Đông y Thiện Tri Thức tổng hợp

Bài viết liên quan