CÁC LOẠI QUẢ LÀM THỰC PHẨM – VỊ THUỐC – PHẦN 3

QUẢ HẠNH

Hạnh còn được gọi là điềm mai. Tên khoa học là Prunus ameniaca. Thuộc họ Hoa Hồng. Tính ôn vị chua ngọt. Thành phần gồm các loại đường, canxi, phosphor, kali, kẽm, sắt vitamin A, C.

Tác dụng: mát phổi, chống khát, chủ yếu dùng lúc nóng sốt hay lạnh độc, người già viêm phế quản, ho nhièu đờm, hay bị táo bón.

Cách dùng: ăn sống, nấu chín. Thịt hạnh khô có thể dùng như trà.

Kiêng kị: Ăn nhiều sinh mụn nhọt, thườn gân cốt, hạnh chua gây hại răng.

Chữa trị một số bệnh:

Phòng bệnh dịch mùa hè: hạnh tươi hoặc hạnh khô 3 – 5 quả, sắc lấy nước uống ấm, Hoặc nấu nhừ, bỏ vỏ, hạt, thêm đường phèn trộn đều ướp lạnh để dùng.

Phổi khô, thở gấp, ho: hạnh tươi hoặc hạnh khô 5 quả, táo tàu 5 quả, gạo tẻ lượng vừa đủ, nấu cháo ăn.

Viêm khí quản ở người già hay táo bón. Hạnh tươi hoặc hạnh khô 2 – 3 quả, ngâm vào nước sôi uống thay trà.

HẠNH NHÂN

Hạnh nhân tên khoa học là Prunus armeniaaca var. ansu. Tính ôn, vị đắng, có độc. Bỏ vào vào nước sôi đun sôi lên, sau khi ngâm cho bớt vị đắng có thể dùng. Có một loại hạnh nhân ngọt có thể dùng mà không cần xử lý. Thành phần chính có glucid, dầu, protid, các loại acid amin.

Tác dụng: Tiêu đờm, ngừng ho, nhuận phế bình suyễn, tiêu hóa thức ăn tốt. Chủ yếu dùng cho ho do cảm, thở gấp, táo bón, mũi miệng bị dập.

Cách dùng: Sau khi làm giảm đắng dùng để ăn. Làm thuốc sắc lấy nước, giã nát dùng ngoài hoặc làm hoàn, tán.

Kiêng kị: Ho do âm hư, bệnh nhân đau bụng đi tiêu lỏng không dùng. Ăn hạnh nhân chưa qua xử lý sẽ bị trúng độc.

Chữa trị một số bệnh:

Ho do phế suyễn: Hạnh nhân (bỏ vỏ, sao) hồ đào nhục (bỏ vỏ) mỗi loại 20g. giã nát nhuyễn, thêm một chút mật, trộn làm dạng cao, làm thành 10 hoàn. Mỗi ngày uống 1 viên trước khi đi ngủ. Dùng canh gừng làm nước uống thuốc.

Viêm phế quản mãn tính ở người già: hạnh nhân nghiền vụn trộn với lượng đường phèn tương đương, chế biến thành kẹo hạnh nhân, buổi sáng và buổi chiều mỗi ngày dùng 9g, 10 ngày là một liệu trình. Hoặc dùng hạnh nhân 50g giã nát nấu với gạo tẻ thành cháo ăn hàng ngày.

Hen suyễn: Hạnh nhân 15g; Ma hoàng 30g; đậu phụ 125g. tất cả nấu trong 1h. lọc bỏ bã thuốc, ăn đậu phụ, uống canh, mỗi ngày vào buổi sáng chiều.

Ho do trúng gió: hạnh nhân 9g, gừng tươi 3 lát, cà rốt 100g. Sắc lấy nước uống.

Thở gấp, phù thũng, đái dầm: hạnh nhân 8g (bỏ vỏ), giã vỡ, ngâm vào nước trắng nửa giờ, vớt ra, cùng với 25g gạo tẻ, nấu thành cháo đặc, thêm đường trắng ăn khi đói.

Đau dạ dày do hàn khí: hạnh nhân 10g, hồ tiêu sọ 3g. Tất cả nghiền vụn. Chia làm 2 lần, uống trong 1 ngày.

Đại tiện táo bón: hạnh nhân, đào nhân, đương quy mỗi loại 9g. Tất cả giã nhỏ, thêm mật ong làm thành hoàn, mỗi ngày uống 1 thang vào buổi sáng và tối.

Lở loét có mủ vàng: Rang hạt hạnh nhâncho cháy đen, đập vỡ lấy nhân ra nghiền vụn thành bột rắc vào chỗ đau.

Chú ý: Ăn phải hạnh nhân có độc, triệu chứng chủ yếu là buồn nôn, nôn mửa, đau đầu, tim đập mạnh và loạn nhịp, hoa mắt khó thở, mạch chậm yếu… Phương pháp giải độc là dùng vỏ cây hạnh nhân 10 (hoặc rễ cũng được), bóc hết lớp ngoài thêm 50ml nước đun sôi 20 phút, chắt lấy nước để nguội uống. ngoài ra cũng có thể dùng nước ép quả mơ, nước ep squả lan thanh để uống.

Đông y Thiện Tri Thức tổng hợp

Bài viết liên quan