CÁC LOẠI QUẢ LÀM THỰC PHẨM – VỊ THUỐC – PHẦN 12
QUẢ QUÝT
Quýt còn gọi là quýt vàng, quýt mật có tương đối nhiều giống. Tên khoa học là Citrus deliciosa, Thuộc họ Cam quýt (Rutaceae). Tính mát vị ngọt chua. Thành phần gồm nhiều loại vitamin, đường, kali, kẽm… Quả quýt chưa chín hoạc còn đang non (thanh bì), quýt chín (quýt bì, quýt hồng, quýt bạch), lớp gân bên trong vỏ quả (quýt lạc), hạt quýt (quýt bạch) đều được dùng làm thuốc…
Cách dùng: Ăn sống, nấu hay chế biến để ăn.
Kiêng kị: Người bị ho ra đờm do nhiễm lạnh không nên ăn.
Một số công dụng:
Mất nước, khai vị, trừ khí hoành cách mô: Quýt 3 – 5 quả, nướng trên lửa cho hơi cháy vỏ, bóc vỏ ăn múi; Hoặc ăn sống 1 quả quýt sau khi ăn cơm.
Đau dạ dày do giá lạnh: Gân quýt 3g, gừng tươi 6g. Sau khi sắc lấy nước thêm đường đỏ lượng vừa đủ, uống nóng.
Viêm dạ dày mạn tính: Vỏ quýt khô 30g. Sao vàng tán mịn, mỗi lần 6g, thêm đường trắng lượng vừa đủ, ngày uống 3 lần trước bữa cơm, uống với nước.
Nôn mửa, do dạ dày nhiễm lạnh: Vỏ quýt 200g, gừng tươi 50g. Xuyên tiêu 10g. Sắc lấy nước uống.
Cảm: Vỏ quýt tươi 30g (khô 15g), gừng 3 lát. Sau khi sắc lấy nước thêm đường trắng, uống nóng.
Ho nhiều đờm: Vỏ quýt, gừng tươi, lá cây tô 6g. Sau khi sắc lấy nước thêm đường đỏ vừa đủ uống ngày 2 – 3 lần; Hoặc Trần bì 9g, đào nhân 1 quả (giã nát), gừng tươi 3 lát. Sắc lấy nước uống.
Ho khan: Mỗi ngày ăn từ 3 – 6 quả chia làm nhiều lần. Hoặc uống nước ép từ quýt từ 30 – 50ml.
Đau lưng: Hạt quýt, đỗ trọng mỗi loại 60g. Sao vàng nghiền nhỉ, mỗi lần uống 6g, ngày 2 – 3 lần.
Đại tiện táo bón: Vỏ quýt (ngâm rượu), nấu đến mềm, sao khô tán nhỏ, mỗi lần uống 6g, lấy rượu ấm điều thuốc.
Chân răng chảy máu: ăn quả tươi.
Sưng âm nang (bìu): hạt quýt 20 hạt, hạt quả vải (sao) 5 hạt, sắc lấy nước uống.
Viêm tuyến sữa: Hạt quýt nghiền nhỏ, hòa với rượu trắng đắp vào chỗ đau, ngày thay thuốc 3 - 5 lần; Hoặc dùng hạt quýt tươi 30g, rượu vàng (hoàng tửu) vừa đủ, cho vào nồi sao, thêm 3 bát nước sắc còn 1 bát chia làm 2 lần uống; Hoặc trần bì 30g, cam thảo 5g, sắc lấy nước uống, mỗi ngày 1 – 2 lần.
SƠN TRA
Sơn tra cũng gọi là hồng quả, đường lệ tử… là quả cây sơn tra, tên khoa học là Crataegus pinnatifida, họ Hoa hồng (Rosaceae). Tính ốn, vị chua ngọt. Thành phần chủ yếu có các loại đường, vita min… Trong đó hàm lượng canxi khoảng 85mg trong 100g, thuộc loại nhiều trong các loại trái cây. Có hai loại sơn tra là bắc và nam, loại sơn tra bắc có tác dụng dược lý cao hơn.
Tác dụng: Tiêu hóa thức ăn, kiện tì, thông ứ, tẩy giun, ngừng tiêu chảy, hạ huyết áp, thuận khí, giảm đau. Chủ yếu dùng cho kiết lị, đau lưng, trẻ em lười bú, ngủ không ngon giấc, ra nhiều mồ hôi đêm, bắp thịt nhão. Cùng những bệnh đau về mùa lạnh, cao huyết áp, bệnh viêm túi mật, tim. Sử dụng Sơn tra thường xuyên có thể giúp phòng bệnh ung thư.
Cách dùng: Ăn sống, nấu thành canhm hầm cách thủy…
Kiêng kị: Tì vị hư nhược, người răng lợi quá nhạy cảm với vị chua không nên ăn. Không dùng với kháng sinh tetracilin, không ăn với đồ biển.
Một số công dụng chữa bệnh:
Tiêu hóa không tốt, đau bụng, chướng bụng: Sơn tra 50g (khô) nấu thành canh uống. Cũng có thể dùng 200g loại tươi, nấu nhừ rồi ăn. Mỗi ngày 3 lần, uống sau bữa ăn; Hoặc dùng sơn tra tươi, mạch nha sao mỗi loại 10g. Sắc lấy nước uống; Sơn tra 16g, vỏ quýt 9g, gừng tươi 3 lát. Sắc chia 2 lần để uống.
Thương thực do ăn thịt: Nhấm sơn tra thái lát hoặc sơn tra đã làm thành bánh; Hoặc dùng Sơn tra 20 – 30g khô nấu thành canh uống.
Trẻ em thiếu canxi: Thường ăn sống hoặc nấu chín. Cũng có thể ăn bánh ngọt làm từ Sơn tra hoặc uống bột sơn tra.
Bệnh giun sán dây: Sơn tra tươi 1kh (khô khoảng 250g), rửa sạch bỏ hạt, 3h chiều ăn lần đầu, 10h tối ăn lần cuối, không được ăn tối. Sáng hôm sau dùng 100g quả cau thêm nước đun còn lại một chén trà đặc uống hết một lần, lên giường nghỉ ngơi, Khi muốn đi đại tiện, cố gắng kiên trì một thời gian cho thuốc ngấm rồi mới đi. Trẻ em có thể giảm liều.
Người bệnh tăng huyết áp: Sơn tra tươi ninh nhừ ăn, thấy tác dụng huyết áp hạ rõ rệt. Cũng có thể dùng 10 quả sơn tra tươi, giã nát, thêm lượng đường phèn vừa đủ, sắc lấy nước uống.
Tăng huyết áp, tăng mỡ máu, ăn uống đày chướng không tiêu, đau bụng đi ngoài do nhiễm lạnh, người có thai buồn nôn: Sơn tra cắt lát (khô) 15 – 30g. Đặt vào trong bình đựng trà, thêm nước sôi, đường trắng – có thể không cần), uống thay trà hoặc dùng Sơn tra, lá sen, đun sôi uống thay trà.
Viêm gan virút: Bột sơn tra, ngày 3 lần, mỗi lần 3 – 4g; 10 ngày là 1 một liệu trình.
Viêm thận, viêm bể thận mãn tính, cấp tính: Sơn tra sống 60 sắc lấy nước uống ngày 2 lần.
Ứ trệ, đau bụng dưới sau khi sinh: Sơn tra 15g (tươi dùng 50g), ích mẫu 25g, đương quy 15g. Sắc lấy nước uống. Cũng có thể chỉ dùng Sơn tra, sao cháy, nghiền bột uống. Mỗi lần 5 – 10g.
Bế kinh: Sơn tra, kê nội kim mỗi loại 9g. Nghiền thành bột, uống vào buổi sáng và buổi tối mỗi lần 9g, uống liên tục. Hoặc dùng Sơn tra 60g, kê nội kim, hoa hồng, mỗi loại 9g, đường đỏ 30g. Mỗi lần 1 thang chi alàm 2 lần, uống nóng.
Kiết lị, viêm ruột: Sơn tra 90g, đường đỏ 60g, lá chè 10g 9chè đen là tốt nhất). Thêm lượng nước vừa đủ đun nhừ. Chia làm 4 lần uống trong ngày. Trẻ em lượng giảm; Hoặc dùng Sơn tra 60g, lá chè 10g, gừng tươi 3 lát. Sắc lấy nước, vớt bỏ bã, thêm đường trắng, chia làm 2 – 3 lần uống trong ngày; Hoặc dùng Sơn tra 120g, đường đỏ, trắng mỗi loại 60g. Sơn tra sao cháy thành đen, thêm nước đường đun lên để uống.
Trẻ em bụng ỏng da vàng, uống sữa không tiêu: Sơn tra (bỏ vỏ, hạt) thêm mật ong vừa đủ nấu thành cao, mỗi ngày 1 thìa.
Dị ứng thức ăn dẫn đến nổi mày đay: Sơn tr 30g, mạch nha, lá trúc mỗi loại 15g, cam thảo 6g. Sắc lấy nước uống 2 lần.
Đông y Thiện Tri Thức tổng hợp