CÁC LOẠI QUẢ LÀM THỰC PHẨM – VỊ THUỐC – PHẦN 1

QUẢ ANH ĐÀO

Anh đào còn gọi là hàm đào, kinh đào, chu anh, chu quả, anh chu, gia anh đào. Là quả của cây anh đào (Cerasus vulgaris), thuộc họ Hoa hồng (Rosaceae). Tính ôn, vị ngọt. Thành phần chủ yếu chứa sắt với hàm lượng cao, đứng đầu trong trái cây, ngoài ra còn có các loại đường, canxi, kali, các loại vitamin.

Tác dụng: Ích khí, tiêu phong thấp. Chủ yếu dùng cho tì hư nhức lưng do phong thấp cơ thể tổn thương do bị lạnh, sốt, bị bỏng…

Cách dùng: Dùng bên trong: Ăn sống, nấu canh hoặc ngâm rượu. Dùng ngoài da: ngâm rượu dùng để xoa bóp hoặc đắp giã.

Kiêng kị: không được ăn qua nhiều, ăn nhiều gây nôn dẫn đến hư nhiệt phát sinh do nhiều đờm.

Chữa trị một số bệnh:

Bổ tụy và dạ dày: Anh đào 250g (bỏ hạt), ý dĩ 100g, nấu cháo để ăn, liên tục 3 ngày.

Khô miệng khát nước: dùng Anh đào tươi giải khát.

Đau mỏi lưng do phong thấp: Anh đào 300g bỏ hạt, ngâm với 500ml rượu trắng, uống liên tục trong nửa tháng, mỗi ngày 30 – 50ml.

Họng sưng đau: nước ép anh đào tươi, mỗi lần uống 25ml, ngày uống 2 lần.

Mụn nhọt lạnh: Anh đào (gần chín), đặt vào một hũ hoặc bình sứ, ngâm bằng rượu cồn 75% hoặc rượu trắng, đậy kín đặt ở chỗ tối và mát, mùa đông lấy ra dùng.

Sốt, bị bỏng: Nước ép anh đào tươi, nhúng bông bôi vào vết bỏng nhiều lần.

Sởi không thoát: Anh đào 500 – 1500g, đặt vào hộp kín, chôn xuống đất 1 tháng lấy lên, anh đào đã phân hủy thành nước,, bỏ hạt dùng. Khi cần dùng 1 chén; Hoặc sắc hạt anh đào (30 hạt) giã nát và một củ hành còn cả rễ. Sắc lấy nước, bỏ bã thêm đường, uống mỗi ngày 2 lần.

Say nắng: Hạt anh đào 60g (rang với dấm), nghiền nhỏ, mỗi lần uống 15g với nước đun sôi.

QUẢ BƯỞI

Bưởi cũng gọi là hồ cam. Tên khoa học là Citrusmaxima. Thuộc họ Cam (rutaceae). Tính hàn, vị ngọt, chua. Thành phần chủ yếu chứa các loại đường, vitamin,… giúp hạ thấp đường và mỡ trong máu.

Tác dụng: Khai vị, điều khí, tiêu hóa thức ăn, giải độc rượu. Chủ yếu dùng cho bụng chướng khí, ăn uống không ngon, mang thai, mụn nhọt, biếng ăn, ho ra đờm, trị tiểu đường… Vỏ bưởi cũng giải đờm, tiêu hóa thức ăn, hạ khí.

Cách dùng: bỏ vỏ ăn sống hoặc lấy nước uống.

Chữa trị một số bệnh:

Trướng bụng đầy hơi, ăn uống không ngon, phụ nữ có thai, miệng nhạt ăn ít.: Ăn bưởi hoặc ép nước uống.

Đau bụng do lạnh: Vỏ bưởi (bỏ lớp cùi trắng) 70g, trà khung 140g, thanh đằng hương 70g, cùng nghiền thành bột. Mỗi lần uống 10g với đường hay bã rượu.

Ho có đờm: Bưởi bóc bỏ hạt, cắt ngâm rượu 1 đêm. Nấu nhừ, trộn mật ong, thỉnh thoảng ngậm.

Trẻ em ho: Vỏ bưởi, lá ngải mỗi loại 6g, cam thảo 3g. Sắc lấy nước uống, ngày 2 lần.

Hoàng đản: Vỏ bưởi 2 cái, rang cháy tán nhỏ, mỗi ngày 3 lần, uống sau bữa ăn, mỗi lần 5 – 10g.

Nôn mửa do có thai: Vỏ bưởi 1 cái, sắc lấy nước hoặc pha nước sôi vào uống thay chè.

Giải độc rượu: ăn bưởi hoặc uống nước.

Nhọt độc: bưởi và đường đỏ giã nát rồi đắp chỗ mụn nhọt.

QUẢ CAM

Cam còn gọi là mộc nô, kim thực… Tính mát, vị ngọt chua. Thành phần có nhiều đường, vitamin, canxi, kali, kém,,, Vỏ cam để làm thuốc.

Tác dụng: Chữa khát sinh tận dịch, lợi tiểu giải rượu, thuận khí, khai vị, trừ mệt mỏi giải nhiệt. Chủ yếu dùng cho nóng ruột, không thích ăn uống, tinh thần mệt mỏi. Vỏ cam có tác dụng hạ khí, điều trung, tiêu đờm,giải rượu.

Cách dùng: Gọt vỏ ăn sống hoặc vắt lấy nước uống.

Kiêng kị: Người có vị khí hư hàn không dùng, ăn nhiều sinh đờm.

Chữa một số bệnh:

Nóng ruột, không muốn ăn uống. Mỗi ngày ăn 3 – 5 quả, hoặc vắt nước uống.

Tinh thần mệt mỏi, giải rượu, chữa khát: cam gọt vỏ, kết hợp với mộc nhĩ trắng, đường phèn, nấu thành canh.

Làm tỉnh rượu: Vỏ quả cam (bỏ lớp cùi) sao khô tán nhỏ, thêm một ít muối, uống với nước nóng.

QUẢ CAU

Cau được gọi là Tân lang, bạch tân lang, tẩy trướng đan, đại phúc tử, mã kim nam, lang ngọc… Là quả của cây cau (Areca catechu) thuộc họ cau (arecaceae) trồng bằng quả. Tính ôn vị cay đắng.

Tác dụng: Diệt trùng, phá tích, hành thủy. Chủ trị tích giun, ăn không tiêu, đầy bụng, tiêu chảy kèm lị nặng, phù thũng, đại tiểu tiện không thông.

Cách dùng: Nấu nước hoặc hoàn tán để dùng.

Kiêng kị: Người bị khí hư hàn hãm dùng cẩn thận, ăn nhiều bị nóng.

Chữa trị một số bệnh:

Trị sán dây, các loại giun: Cau lát 60 – 100g, hạt bí đỏ 100g nấu nước lên uống khi bụng đói. Sauk hi uống khoảng 1h đồng hồ thì dùng thuốc sổ (20 – 30g sunphatmagiê).

Đau tim, đau dạ dày: Gừng cao lương, cau, mỗi thứ bằng nhau, sấy rồi nghiền thành bột, uống với nước cơm, mỗi lần dùng 6 – 9g.

Ăn không tiêu, đau bụng chán ăn: Cau, hạt củ cải rang mỗi thứ 10g, vỏ quýt một miếng, một lượng đường trắng vừa phải. Trước tiên đem hạt cau giã nhát bỏ các thứ vào sắc chung, bỏ bã lấy nước, cho thêm đường trắng uống thay chè.

Đại tiểu tiện không thông: hạt cau 6 – 9g sắc uống.

Trong miệng sinh ra mụn trắng: lấy 2 quả cau đốt cháy nghiền mịn, bôi lên nốt mụn.

Đông y Thiện Tri Thức tổng hợp

Bài viết liên quan