CÁC LOẠI GIA VỊ DÙNG LÀM THỰC PHẨM – VỊ THUỐC – PHẦN 8
1. TIỂU HỒI HƯƠNG
- Tiểu hồi hương (Foeniculum SPP) còn gọi là thổ hồi hương, cốc hồi hương, hương tử, tiểu hương, là quả của cây Cây hồi hương thuộc thực vật họ Hoa lan (Apiaceae). Tính ôn, vị cay. Thành phần chủ yếu có dầu bốc hơi và các aicd hữu cơ. Những quả đều, mẩy, mùi thơm nồng, ngọt đắng là tốt. Thường dùng làm gia vị.
- Tác dụng: Ôn thận tản hàn, giúp dạ dày nên dùng lúc bị sưng hàn, đau bụng dưới, thận hư hông đau, đau dạ dày, nôn mửa, chân bị thấp.
- Cách dùng: Sắc lên uống, làm gia vị hay nghiền thành bột xoa đắp ngoài.
- Kiêng kị: Người bị âm hỏa nhiều thì phải cẩn thận khi dùng.
- Một số công dụng chữa bệnh:
1. Dạ dày lạnh bụng đau: Tiểu hương, gừng tốt, rễ ô dược (Lindera aggregate), mỗi vị 6g, củ gấu (hương phụ) nướng 9g. Sắc lên uống. Hoặc dùng bột tiểu hồi hương 3g uống với nước ấm.
2. Thận lạnh, đau bụng dưới: Tiểu hương (rang lên) 30g, đỗ xanh 60g, sắc lên, cho thêm ít đường mà uống. ngày 2 lần.
3. Đau lưng và hông: tiểu hồi hương 9g, dùng dầu vừng rang vàng lên và ăn làm 2 lần trong ngày.
4. Đau hai bên sườn: Tiểu hồi hương nướng 30g, vỏ chỉ xác rang lên 15g. Tất cả nghiền thành bột, uống 6g với nước canh mặn.
5. Viêm đại tràng: Dùng hồi hương 10 – 15g (trẻ con thì giảm bớt đi) nghiền thành bột mịn, uống với nước, nếu 30 phút sau chưa thấy hiệu quả thì uống lần nữa; Hoặc tiểu hồi hương 9g, nhân đào 9g, nghiền thành bột, uống với rượu vang.
6. Đau tức ruột non: hạnh nhân 30g, hành cây cả rễ nghiền và rang khô 15g, hồi hương 30g. Tất cả nghiền thành bột mỗi lần uống với 15g với rượu. Uống lúc đói; Hoặc hồi hương, hồ tiêu, lượng bằng nhau. Nghiền chúng thành bột cho rượu vào viên thành viên nhỏ, mỗi lần uống 50 viên với rượu, uống khi đói.
7. Sưng dịch hoàn: Tiểu hồi hương 9g, hạt hương nhĩ 9g sắc lên uống.
8. Dịch hoàn mọng nước: Tiểu hồi hương 15g, muối 4g, rang chúng lên và nghiền thành bột, trứng gà một quả đạp lẫn với bột trên và rán . Trước khi đi ngủ ăn với rượu vang. Liên tục 4 – 5 lần.
9. Thống kinh (đau bụng lúc có kinh nguyệt): Tiểu hồi hương 15g cho nước sắc lên, uống mỗi lần trước khi có kinh 3 ngày, uống liên 3 thang.
10. Lị mạn tính: Tiểu hồi hương 9g, vỏ thạch lựu 15g. Sắc lên uống.
11. Rắn cắn lâu ngày không khỏi: Tiểu hồi hướng nghiền nát rồi đắp vào chỗ đau.
12. Gân xanh (tĩnh mạch) ở chân nổi to lên: Tiểu hồi hương 50g, sắc lên lấy nước đặc rửa, mỗi ngày 1 – 2 lần.
2. TƯƠNG
- Tương còn gọi là tương ngọt, tương đỗ dùng bột mì hay đỗ chế biến, lên men cho muối vào thành loại chất lỏng. Thành phần có protid, lipid, nước… các loại vitamin B1.2. Vị mặn, tính hàn.
- Tác dụng: khử nhiệt, giải độc, thường để chữa bỏng, cách dùng là ăn nóng hay đắp ngoài.
- Kiêng kị: Không nên dùng lúc đậu mùa, thủy đậu mới bay đi.
- Một số công dụng:
1. Rắn độc, ong bò cạp cắn, bị bỏng: Lấy tương mới bôi chỗ đau.
2. Ngón tay, chân bịi chuột rút, đau: Trộn lẫn tương với mật ong rồi bôi vào chỗ đau.
3. Cảm cúm: tương 15g, hành 3 câu, gừng 3 lát. Sắc lên uống.
4. Đi ngoài ra máu: Tương, tỏi củ 1 lượng bằng nhau, nghiền nát mỗi lần uống 30g với nước.
3. XÌ DẦU
- Xì dầu còn gọi là thanh tương, loại gia vị các gia đình thường dùng: Tính hàn, vị mặn. Thành phần chính có proteid, các vitamin… Xì dầu mới có tác dụng chống ung thư.
- Tác dụng: Giải nhiệt, đỡ mệt nhọc, khai vị. Chủ yếu dùng lúc nhọt mới sinh và bị bỏng.
- Cách dùng: nêm vào thức ăn hoặc dùng ngoài.
- Kiêng kị: Xì dầu đã có mốc hay biến chất thì không được dùng.
- Một số công dụng của xì dầu:
1. Sưng không rõ nguyên nhân, nhọt mới mọc: Xì dầu, mật ong, bột mì, một loại một ít, lẫn với nhau cho nóng lên, đắp vào chỗ đau.
2. Bỏng: Lấy xì dầu bôi vào chỗ bỏng.
Đông y Thiện Tri Thức tổng hợp