CÁC LOẠI GIA VỊ DÙNG LÀM THỰC PHẨM – VỊ THUỐC – PHẦN 7

RƯỢU TRẮNG
- Rượu trắng là loại nước uống chứa andehyd của gạo, lúa mì, kê, cao lương lên men cất ra, nhiều chủng loại. This ôn, vị ngọt, đắng chát. Do nguyên liệu và cách chế biến khác nhau nên hàm lượng các chất trong rượu cũng khác nhau. Ngoài việc dùng để uống, rượu dùng để làm thuốc. Rượu ở đâu cũng có và tác dụng có hại là giết tinh trùng, hại tì vị, hại gan thận nên uống nhiều có hại cho sức khỏe và từ đó gây u đường tiêu hóa, dạ dày, gan do vậy không thể uống nhiều.


 
- Tác dụng: Bổ gân, hoạt huyết, thông mạch, giải độc, chống phong hàn, kích thích tinh thần, dẫn thuốc, khử mùi tanh, độc của thức ăn, vì vậy dùng lúc bị đau tê do phong thấp , gân cốt phong hàn, mệt nhọc, bị ngoại thương và bệnh ngoài da.
- Cách dùng: Uống ấm, pha sắc với thuốc hoặc ngâm thuốc, uống hay dùng ngoài.
- Kiêng kị: Người bị âm hư, mất máu, thấp nhiệt nặng thì không được dùng. Sáng bụng đói cũng không được dùng. Uống nhiều hại gan, quá lượng ngộ độc, người huyết áp cao, viêm dạ dày, loét hành tá tràng, viêm gan, viêm thận, đau mắt và phụ nữ có tai không uống rượu.
- Một số bài thuốc dùng Rượu trắng:
1. Mề đay do phong thấp: Đốt rượu trắng lên hơ tay vào rồi xát chỗ bị mề đay.
2. Rắn và côn trùng cắn: Rượu trắng 1 chén, 1 ít bột hùng hoàng, lẫn nhau, đợi lắng xong thì lấy nước trong bôi lên.
3. Đau răng, lơi (sâu răng): Rượu trắng ngâm hoa tiêu, ngậm dần.
4. Đi bộ xa, chân, hông đau mỏi mệt: Uống ít rượu dấm.
5. Mụn nhọt lạnh: Rượu trắng 30ml,, hoa tiêu 15g, nước ép gừng sống 3ml, glycerin 1ml. Trước hết ngâm hoa tiêu vào rượu, một tuần thì vất bã đi, cho nước gừng, glycerin vào khuấy đều, bôi vào chỗ mụn nhọt.
6. Viêm khớp: Đốt rượu trắng, hơ vào ngọn lửa, xoa bóp nơi đau.
7. Bị thương do ngã, bị bong gân: Rượu trắng 60ml, long não 9g; một ít nước gừng. Cho long não hòa tan trong rượu, cho nước gừng vào khuấy đều, bôi vào chỗ đau, ngày 3 lần.
8. Mụn sưng, nhọt độc: Rượu trắng, bột mì mỗi loại một ít. Trộn vào thành hồ, đáp vào chỗ đau, khô lại thay.
9. Đau khi có kinh nguyệt: Đan sâm 60g; rượu trắng 500g, ngâm 30 ngày, uống một ít trước lúc có kinh.
10. Người già yếu ăn ít, mệt mỏi: Nhâm sâm 20g hoặc đảng sâm 60g, nghiền nát hay cắt miếng, rượu trắng 500g, ngâm vào lọ 15 ngày thì uống, mỗi lần 1 – 2 chén nhỏ.
11. Tì vị hư hàn, bụng lạnh đau: phật thủ 15g (miếng khô), rượu trắng 500g, ngâm vào lọ 15ngày, bỏ bã, mỗi ngày uống 1 chén trước khi đi ngủ.
12. Ho, viêm phế quản: Quýt chín 30g, rượu trắng 500g, thái quýt bỏ vào lọ ngâm rượu 7 ngày, lọc vất bã đi dùng dần. Mỗi tối trước khi đi ngủ dùng 1 chén.
13. Phụ nữ huyết hư, tụ máu, thống kinh: Hoa hồng 100g; rượu trắng 500g, 1 ít đường đỏ. Tất cả cho vào lọ đậy kín, ngâm trong 7 ngày, lọc lấy nước. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 1 chén nhỏ. Bôi bên ngoài để hoạt huyết tiêu đờm, chữa bong gân, vết bầm tím.
14. Gan huyết không đủ, tứ chi tê dại, đau: Địa hoàng khô 60g nghiền nát, cho vào ngâm trong 500g rượu trắng, bịt kín lọ, 7 ngày thì lọc vất bã đi. Uống 1 chén trước lúc đi ngủ.
15. Suy nhược thần kinh, hông, đầu gối yếu: hà thủ ô đã chế biến 15g, địa hoàng sống 15g (thái nhỏ), rượu trắng 500ml, cho tất cả các vị vào lọ bịt kín ngâm, 10 ngày lọc vất bã để dùng, mỗi lần uống 1 chén nhỏ, ngày 2 lần.
16. Nóng ruột, dạ khô, mất ngủ, tóc bạc: Hoàng tinh 20g (thái miếng), rượu trắng 500ml, cho vào lọ ngâm, đậy kín, 10 ngày sau lấy nước vất bã đi, ngày uống 2 – 3 lần,, mỗi lần 1 chén nhỏ.
17. Viêm dạ dày cấp: Rễ cây nam mộc hương 100g, rượu trắng 500g, cho vào lọ bịt kín ngâm rượu 10 - 15 ngày, lọc lấy nước ngày uống 2 - 3 lần, mỗi lần 5ml.
18. Viêm ruột và dạ dày cấp tính, mạn tính:  Đào hạt tươi 120g, rễ cỏ thứ lê 60g. Rượu trắng 500g. Thái thuốc rồi cho vào lọ bịt kín ngâm rượu 20 ngày, lấy nước ngày uống 3 lần, môi xlần 10ml.

Đông y Thiện Tri Thức tổng hợp

Bài viết liên quan