CÁC LOẠI GIA VỊ DÙNG LÀM THỰC PHẨM – VỊ THUỐC – PHẦN 3

1. HOA CÚC
- Hoa cúc (chrysanthemum) còn gọi là tiết hoa, kim tinh, cam cúc, kim tâm, gia cúc, mạn dầu cúc, điền cúc hoa, dược cúc. Là hoa của cây họ Cúc (Compasitae). Tính mát, bình, vị ngọt chát, không độc. Cây trồng nhiều nơi, thường dùng  cúc trắng để làm thuốc. Hoa cúc đầy đặn, màu tươi, thơm, không có tạp là loại tốt.


 
- Tác dụng: làm mát, sáng mắt, giải độc, tưhường dùng để chữa đau đầu, chóng mặt, mắt đỏ, nóng ruột, mụn nhọt, cảm nắng.
- Cách dùng: Nấu uống thay trà hay làm hoàn; tán bột để bôi ngoài, nhét vào gối.
- Kiêng kị: nên ít dùng khi bị hư vị hàn, ăn ít, tiêu chảy.
- Chữa trị một số bệnh:
1. Đau đầu phong nhiệt: Hoa cúc, thạch cao, xuyên khung mỗi loại 9g; nghiền thành bột, mỗi lần uống 4 – 5g với nước trà, ngày 1 – 2 lần.
2. Huyết áp cao: Hoa cúc, ngân hoa mỗi loại 6g, cho nước sôi vào hãm 10 – 15 phút rồi uống thay trà, khoảng 2 lần thì thay.
3. Chống cảm năng mùa hè, thanh nhiệt, giải độc: Hoa cúc trắng 1 – 2 đóa, một ít đường trắng, cho nước sôi vào hãm, để nguội rồi uống hoặc uống với nước mát.
4. Chóng mặt, mắt đỏ, nóng bụng khó chịu: Dùng hoa cúc làm gối đầu, dùng lâu dài.
5. Đau đầu gối: Hoa cúc, cây ai (Artemisia argyi), mỗi loại 1 nửa rồi bó vào đầu gối lâu dài.
6. Mụn nhọt: Hoa cúc trắng 120g, cam thảo 12g, sắc lên uống, bã cho nước sắc uống tiếp.
 
2. HỒ TIÊU
- Hồ tiêu (piper nigrum) còn gọi là ngọc tiêu, có loại hồ tiêu đen và hồ tiêu trắng (sọ) là quả của cây Tiêu. Tính nóng, vị cay. Thành phần chính có các loại alkaloid hồ tiêu, dầu hướng dương, cây hồ tiêu mọc ở vùng nhiệt đới.


 
- Tác dụng: Điều nhiệt hạ khí, tiêu đờm, giải độc, giúp tiêu hóa. Dùng lúc bị hàn đờm ăn không tiêu, bụng lạnh đau, nôn mửa, tiêu chảy, lị lạnh, giải độc khi nhiễm độc thức ăn. Có thể dùng nấu canh, làm gia vị, nghiền bột và xoa ngoài.
- Kiêng kị: Không dùng cho người hỏa, hao khí thương âm, huyết kém, mụn lở, mắt hư, phụ nữ có thai và âm hư nội nhiệt. Những lúc trúng độc, nóng ruột buồn nôn, thở gấp thì dùng canh đậu xanh xử lí.
- Chữa trị một số bệnh: 
1. Trẻ con tiêu chảy do tiêu hóa không tốt: Hồ tiêu trắng (sọ) 1g, nghiền thành bột trộn với 9g đường gluco. Dưới 1 tuổi thì mỗi lần cho uống 0,3 – 0,5g, dưới 3tuổi uống 0,5 – 1,5g, nói chung không quá 2g. ngày uống 3 lần. Uống từ 1 – 3 ngày. Hoặc lấy một ít bột hồ tiêu rắc vào rốn, ngoài phủ cao nóng, băng cố định 24h, làm liên tục 2 lần. Hoặc lấy hồ tiêu, gừng khô, tiểu hồi hương, mỗi loại 15g. Tất cả nghiền thành bột, cho vào túi vải màn ép lên rốn, ngoài phủ túi nước ấm.
2. Nôn mửa: Bột hồ tiêu 15g, gừng sống 50g, nước 2 bát cho vào nấu đến lúc còn ½ bát thì bỏ bã rồi chia 3 lần mà uống. Hoặc lấy 1 ít hồ tiêu, ngâm vào dấm ít ngày, phơi khô, nghiền thành bột, xong lại làm viên thành viên nhỏ như hạt hồ tiêu rồi uống, mỗi lần uống 10 viên, uống cùng dấm nhạt.
3. Thổ tả: Hồ tiêu, đỗ xanh, mỗi loại 49hạt, nghiền thành bột. Nấu canh đu đủ và uống cùng 3 – 5g bột.
4. Đau bụng, đau dạ dày: Hồ tiêu 9 hạt, táo tàu 7 quả (bỏ hạt). Nghiền nát ra rồi uống với rượu hoặc dấm gạo; 
5. Dạ dày lạnh, đau bụng: Bột hồ tiêu 5g; gạo tẻ 50 – 60g. nấu gạo thành cháo, lúc chín thì cho bột tiêu vào khuấy đều để ăn.
6. Thống kinh (khó chịu luc có kinh nguyệt): Bột hồ tiêu sọ 1g, một chén rượu trắng. Nuốt bột với rượu hâm nóng.
7. Trẻ thiếu canxi: Hồ tiêu sọ 20 hạt, vỏ trứng gà 2 cái sao vàng nghiền thahf bột, chia 4 phần, mỗi lần dùng 1 phần.
8. Đau răng: Bột hồ tiêu sọ trộn với muối tinh rồi tra vào kẽ răng (đánh răng cho sạch trước).
9. Hôi nách: Hồ tiêu 50 hạt, hạt nhãn 12 hạt. Tất cả nghiền thành bột, lúc thấy nách có mồ hôi thi rắc bột lên.
10. Đau gân xương do lạnh: hồ tiêu nghiền vỡ nhỏ 10%, rượu trắng 90%, ngâm hồ tiêu vào rượu sau 7 ngày thì bỏ bã, lấy nước xoa bóp vào chỗ đau.
11. Lở âm nang: hồ tiêu 10 hạt, nghiền thành bột, cho vào 2 lít nước, nấu sôi, ngày 2 lần.
12. Viêm dịch hoàn: Hồ tiêu đen 7 hạt nghiền thành bột, trộn với lượng bột mì cũng như vậy, cho ít nước khuấy thành hồ, trải lên vài đắp vào hội âm, băng cố định lại.

Đông y Thiện Tri Thức tổng hợp
 

Bài viết liên quan