CÁC LOẠI GIA VỊ DÙNG LÀM THỰC PHẨM – VỊ THUỐC – PHẦN 1
`BỘT HẠT CẢI (MÙ TẠC – MOUTARDE)
- Là bột của hạt cải nén (Brassieae juncea) thuộc họ Cải (Brassicaceae). Tính nhiệt, vị cay đắng, thường trộn với thức ăn. Thu hoạch vào mùa hè – thu lúc quả chín. Phơi khô lấy hạt, nghiền thành bột để dùng. Lúc ăn thì dùng nước ấm 40 – 50 độC trộn với bột lúc nếm thấy cay là được.
- Tác dụng: Làm ấm, tán hàn, ấm phổi, chống đờm, chống sưng, giảm đau nên thường dùng lúc bị vị hàn phản thực, sốt cảm, ho hen, mụn nhọt, sưng đau.
- Cách dùng: nấu với nước uống, làm gia vị, dùng ngoài.
- Không dùng cho người ho suyễn, phế hư, âm hư hỏa vượng.
- Một số công dụng chữa bệnh:
- Cảm, sốt, đau bụng: Lấy bột cải cho vào ít nước rồi đắp vào rốn, ngoài dùng nước nóng ép lên; chỉ trị cảm thì bột cải dùng là 15g, lấy lòng trắng trứng gà quấy thành hồ rồi bôi đắp vào huyệt dũng tuyền (gan bàn chân), lấy băng cố định lại.
- Dạ dày lạnh, chán ăn: Bột cải mỗi lần uống với 3,5g với rượu. Ngày 2 lần.
- Lông mày không mọc có thể dùng Bột cải, bán hạ 2 thứ lượng bằng nhau vơi sgừng sống xát lên.
- Viêm khớp: Bột cải 40g, một ít dấm. Trước hết lấy ít nước sôi cho bột cải ướt, xong cho dấm vào quấy thành hồ đắp lên chỗ đau, trên đắp vải rồi băng cố định lại, 3 – 4 h giờ thì lấy ra, 3 – 5 ngày sau lại làm lần khác.
- Lao hạch lympho (tràng nhạc): Bột cải và hành tây, lượng bằng nhau, nghiền nhuyễn ra, đắp vào chỗ đau. Ngày 1 lần.
- Nhọt mới sưng: Dùng bột cải và dấm xoa bôi lên.
DẤM
- DẤM còn gọi là rượu đắng, dấm gạo. Là dịch thể chứa acid atylic đã lên men của ý dĩ, mạch, caoo lương hoặc bã rượu. Thành phần được cấu thành bởi chất keo thấm, tro, acid hữu cơ, đường hoàn nguyên và các loại aldehyd trong đó acid axetic chiếm 3 – 5%. Vị đắng, chua, tính ôn.
- Tác dụng: Cầm máu, chống tụ huyết, giải độc, sát trùng, khai vị, giúp tiêu hóa nên dùng chủ yếu cho người đẻ sau sinh, chảy máu mũi, phòng cảm cúm, huyết áp cao, chất xương tăng, kém ăn, dạ dày thiếu dịch chua.
- Cách dùng: cho vào thuốc sắc hay trộn với các vị thuốc, hoặc xông, ngậm.
- Kiêng kị: Không dùng cho người bịtì vị thấp, bị tê, gân co rút, chất chua dạ dày quá nhiều.
- Chữa một số bệnh thông thường:
- Choáng sau lúc sinh (do mất máu): Đốt nồi (que sắt) đỏ lên, tưới dấm vào, hơi xông lên vào mũi.
- Ăn quá nhiều cá tanh, nước hoa quả lạnh khó tiêu: Gừng sống nghiền nát, pha dẫm gạo vào trộn ăn.
- Chảy máu mũi: Dấm và bột hồ tiêu với táo tàu ăn đồng thời dùng bông y tế tẩm dần, nút mũi lại; Hoặc muối ăn 5g, dấm 20ml, cho muối vào nước hòa tan và uống, sau đó 2 – 3phút thì uống dấm, ngày 2 lần sáng và tối, liên tục trong 3 ngày.
- Sưng không rõ nguyên nhân, nhọt chưa vỡ: Dùng dấm và bột đại hoàng bôi vào chỗ đau.
- Đau răng: Dấm cũ 100ml, hoa tiêu 10g, nấu lên, bỏ bã, ngậm nước.
- Để phòng dịch viêm màng não và cảm cúm: Đóng kín của phòng, dùng dấm (1m3 phòng dùng 5 – 10ml dấm) pha thêm 1 -2 phần nước, xông phòng mỗi lần 1h, mỗi tuần xông 3 – 5 lần; Hoặc dùng dung dịch dấm ăn 10% nhỏ vào mũi, mỗi lần nhỏ 2 – 3 giọt, ngày nhỏ 2 lần, liên tục nhỏ trong 3 ngày.
- Quai bị: Dấm và một ít vôi cũ, trộn đều và bôi vào chỗ đau; Hoặc Ngâm đậu phụ tươi vào dấm, nghiền thành hồ rồi đắp vào chỗ đau, hoặc tẩm băng vải vào dấm rồi băng chỗ đau.
- Chống nắng, kích thích ăn: Lấy ít dấm, muối đường cho vào nước sôi hòa tan, khuấy đều, để nguội và uống dần.
- Dạ dày thiếu chất chua, chán ăn. Hàng ngày cho 1 ít dẫm vào thức ăn hoặc 1 thìa dấm, một tí đường để uống.
- Huyết áp, mỡ máu cao: Dấm ăn 1000ml, đường 500g, hòa tan rồi uống sau bữa ăn 1 thìa; Hoặc Lạc nhân vào dấm ngâm 24h, mỗi lần ăn 10 hạt vào sáng sớm; Hoặc Dấm 50ml, trừng gà 1 quả, sáng dậylúc đói rán lên ăn trong 1 tuần.; Hoặc dùng bông y tế tẩm dấm đắp vào 2 lòng bàn chân, băng lại ngày 3 lần.
- Viêm gan dạng vàng da cấp tính:Mỗi ngày uống dấm gạo 3 lần, mỗi lần 10ml. Phối hợp chữa trị bằng thuốc và uống thêm vitamin B, C trong 2 tuần.
- Sôi bụng: một phần dấm, một phần nước, khuấy đều để uống.
- Mất ngủ: Dấm ăn 10ml, cho vào 1 cốc nước ấm, uống trước lúc ngủ.
- Viêm ruột: Dấm 30 -40ml, hâm ấm lên uống ngày 2- 3 lần.
- Giun làm tắc ruột: Dấm 60ml, hâm lên 45 độ, uống hết.
- Giun chui ống mật: Dấm 60ml, 1 ít hoa tiêu, nấu sôi, vất bã,, để nguội uống, dùng thuốc trục gian càng tốt.
- Xổ giun kim: Dấm ăn 30ml, hâm nóng lên 6h uống một lần, uống liên tục 2 – 3 lần.
- Xổ sán dây: Dùng bông y tế tẩm dấm, trước khi ngủ nhét hậu môn sâu 3cm, sáng sớm lấy ra, làm liền trong 3 – 4 ngày.
- Sốt rét: Dấm 25ml, với bột kiềm 4g, hỗn hợp lại uống trước lúc lên cơn sốt 2h, uống hết.
- Đầu ngứa, rụng tóc: Dấm 100ml, nước nóng 200ml, khuấy đều rồi gội đầu thường xuyên.
- Mề đay: Dùng dấm xát ngày 2 lần.
- Rôm nóng ở trẻ con: Lấy ít dấm và bột đại hoàng trộn với nhau thành hồ rồi bôi lên chỗ rôm, chàm.
- Viêm da do thần kinh, viêm ngứa tay, chân, người: Lấy dấm cũ xát vào nơi đau, ngày 3 lần; Hoặc dấm cũ, vaselin lượng bằng nhau cho vào nấu cho bay hết nước, khuấy liên tục để nguội dùng dần, ngày bôi 1 – 2 lần vào chỗ đau.
- Da sần sùi: Dấm 50g, glycerin 10g trộn đều thường xuyên xát vào chỗ da bị.
- Móng tay bị xám lại: Dấm 500ml, bạch chỉ 90g; Sắc đặc lên rồi ngâm tay bị bệnh vào, ngâm khoảng 15 phút, ngày 2 lần trong 10 ngày.
- Ngã bị thương, tụ máu: Dấm nóng bôi vào chỗ đau, ngày 3 lần. Nếu rách da chảy máu, bị thương gân xương thì không được dùng.
- Sưng đau do muỗi ong, côn trùng đốt: Lấy dấm bôi vào chỗ đau, ngày vài lần hay lấy bông y tế tẩm dẫm đắp vào.
- Bỏng vôi, bỏng nước sôi: Dùng dấm rửa ngâm chỗ bỏng.
- Hóc xương cá: Uống vài hớp dấm, nuốt từ từ, sau căn vài miếng bánh mì nuốt dần.
Đông y Thiện Tri Thức tổng hợp