Y HỌC CỔ TRUYỀN VỚI ĐIỀU TRỊ VIÊM GAN SIÊU VI

Bệnh Viêm gan siêu vi hay viêm gan virus được miêu tả trong chứng Hoàng Đản, hiếp thống của y học cổ truyền.

Trên lâm sàng được chia làm 2 thể cấp và mãn tính do thấp nhiệt gây ra, thuộc phạm vi chứng dương hoàng (nếu có hoàng đản) thể mạn tính do sự giảm sút công năng của các tạng can, tùy thuộc vào phạm vi chứng âm hoàng (nếu có vàng da kéo dài).

Triệu chứng các thể lâm sàng và phương pháp chữa bệnh viêm gan siêu vi hay viêm gan virus

  1. Thể cấp tính do thấp nhiệt gây ra

    1. Thể vàng da (dương hoàng)

  • Triệu chứng: toàn thân vàng, sắc vàng sáng, đau mạng sườn phải, lợm giọng, buồn nôn, ăn kém, đầy bụng mệt mỏi, nước tiểu vàng xẫm, tiểu tiện ít, hơi sợ lạnh, miệng đắng, rêu lưỡi vàng dày dính, mạch như sác.

  • Phương pháp chữa: thành nhiệt táo thấp, thoát hoàng lợi niệu, nhuận tràng (nếu có táo bón). Hết giai đoạn sốt chỉ còn hoàng đản với các triệu chứng về tiêu hóa (ăn kém), chán ăn, chậm tiêu thì dùng phương pháp thanh nhiệt táo thấp, kiện tỳ, lợi niệu.

  • Bài thuốc:

    • Bài 1: Nhân Trần 500g; Chi tử 750g; ý dĩ 500g. Tán thành bột đóng gói 10g; uống ngày 4 gói.

    • Bài 2: Siro nhuận gan

Chè vằng

12g

Lá mua

12g

Chi tử

12g

Vỏ núc nác

12g

Nhân trần

20g

Thanh bì

8g

Rau má

12g

Vỏ đại

12g

Lá bồ đề cu vẽ

12g

 

 

Sắc uống ngày 1 thang.

    • Bài 3:

Nhân trần

40g

Sa tiền

20g

Đẳng sâm

12g

Đại phúc bì

16g

Hạ khô thảo

20g

 

 

Sắc uống ngày 1 thang.

    • Bài 4: Nhân trần cao thang, phối hợp với tứ linh tán gia giảm.

Nhân trần

40g

Trư linh

12g

Chi tử sao

12g

Sa tiền tử

20g

Phụ linh

12g

Trạch tả

12g

Nếu có sốt nhiều, miệng khô, rêu lưỡi vàng, mạch sác thâm hoàng bá 12g, liên kiều 12g, hoạt thạch 20g, lô căn 20g.

Nếu thấp nhiều, người mệt mỏi, bụng đầy trướng rêu lưỡi trắng dính. Mạch nhu, thêm thương truật, hậu phác, bán hạ chế mỗi thứ 6 đến 8g.

    1. Thể nặng: Y học cổ truyền gọi là cấp hoàng do xơ gan teo cấp.

  • Triệu chứng: Hoàng đản ngày càng nặng, sốt cao, trằn trọc, vật vã, có thể hôn mê co giật, có thể chảy máu, bụng đầy chướng, có khi có cổ trướng, chất lưỡi đỏ giáng, mạch huyền sác.

  • Phương pháp chữa: thanh nhiệt, lương huyết, thanh nhiệt giải độc, tồn âm.

  • Bài thuốc:

    • Bài 1:

      Tam thất

      12g

      Mạch môn

      12g

      Huyền sâm

      12g

      Nhân trần

      40g

      Thiên môn

      12g

      Thanh hộc

      12g

      Bồ công anh

      12g

      Hoàng bá

      20g

      Xương bồ

      8g

       

       

    • Bài 2:

      Hoàng liên

      8g

      Nhân trần

      40g

      Chi tử

      16g

      Bồ công anh

      40g

      Rễ cỏ tranh

      40g

       

       

    • Bài 3:

      Sừng trâu

      16g

      Huyền sâm

      12g

      Chi tử

      16g

      Thăng ma

      12g

      Đan bì

      16g

      Sinh địa

      24g

      Hoàng liên

      12g

      Thạch hộc

      12g

      Đan sâm

      12g

      Nhân trần

      40g

    • Bài 4: Hoàng liên giải độc thang gia giảm

Hoàng cầm

12g

Nhân sâm

40g

Hoàng bá

12g

Thạch xương bồ

8g

Hoàng liên

12g

Đại hoàng sống

8g

Chi tử

12g

 

 

Nếu có sốt cao dùng thêm sừng trâu 40g; chảy máu thêm sinh địa 10g, rễ cỏ tranh 40g, tam thất 4g.

    1. Thể không có vàng da

  • Triệu chứng: người mệt mỏi, vô lực, ăn kém, chậm tiêu, chán ăn, tiểu tiện vàng, đại tiện hay táo, nát, rêu lưỡi dính trắng hay vàng dính, mạch huyền sác hay hoạt sác.

  • Phương pháp chữa: thanh nhiệt lợi thấp.

  • Bài thuốc:

    • Bài 1:

      Lá đại thanh

      20g

      Ý dĩ

      16g

      Chi tử

      8g

      Sa tiền

      16g

      Nhân trần

      12g

      Đại phúc bì

      12g

      Hương phụ

      8g

       

       

    • Bài 2: Ngũ linh tán gia giảm

Phục linh

12g

Kim ngân

16g

Trư linh

8g

Nhâ trần

20g

Trạch tả

8g

Đại phúc bì

8g

Sa tiền

16g

Ý dĩ

12g

 

Bài viết có tính tham khảo không thay thế cho sự khám và điều trị của thày thuốc.

Đông y Thiện Tri Thức tổng hợp.

Bài viết liên quan