NHÂN TRẦN

  1. NHÂN TRẦN.

  • Tên khoa học: Adenosma caeruleum R. Br (A.glutinóum (L) Druce), họ Hoa Mõm sói (Scrophulariaceae); Còn được gọi với tên khác là Nhân trần Việt Nam.

  • Bộ phận dùng: Thân cành mang hoa, lá đã chế biến khô của cây nhân trần (Herba Adenosmatic). Được được ghi vào Dược điển VN.

  • Mô tả: Cây thân thảo, cao gần 1m, hình trụ thẳng, đơn hay có khi phân cành, nhánh, lá phía dưới mọc đối, lá phía trên có khi mọc cách, phiến lá hình trứng nhọn, mép răng cưa thưa, cuống lá ngắn 3 – 5mm. Cụm hoa mọc ở kẽ lá hoặc xếp thành chùm, hình bông, dài 30 – 40cm. Tràng hoa mầu tía hay lam, chia 2 môi, quả nang dài hình trứng, có mỏ ngắn, nở thành 4 van, trong nhiều hạt nhỏ. Lá mùi thơm, vị cay, hơi đắng. Mùa hoa quả tháng 4 – 9. Nhân trần mọc hoang vùng núi, bờ ruộng, bãi trống. có thể gieo trồng bằng hạt.

  • Thu hái và chế biến: thu hái nhân trần khi cây đang ra hoa, phơi trong râm hoặc sấy nhiệt độ thấp (dưới 40 độ C) đến khô là được.

  • Công dụng: Theo Đông y, nhân trần, vị đắng, mùi thơm tính bình. Vào 2 kinh Can Đởm. Có tác dụng: thanh nhiệt, khu phong, trừ thấp, làm ra mồ hôi. Chữa các chứng bệnh: Hoàng đản cấp tính, tiểu tiện vàng đục và ít. Phụ nữ sau khi sinh, ăn uống tiêu hóa kém, cảm cúm hoa, nhức đầu. Nhân trần thường dùng làm nước uống hàng ngày.

    • Liều dùng: 10 – 25g/ngày (sắc hoặc hoàn tán).

    • Lưu ý: Không phải chứng thấp nhiệt không dùng. Cần phân biệt với nhân trần Trung Quốc; Nhân trần bồ bồ còn gọi là nhân trần hoa đầu; Nhân trần nhiều lá – họ hoa mõm sói, lá không cuống, phiến lá thon dài, rất thơm, mọc trên đất có phèn cũng dùng như nhân trần.

  1. NHÂN TRẦN BỒ BỒ

  • Tên khoa học: Adenosma capitatum Benth ex Hance, họ Hoa Mõm sói (Scrophulariaceae). Còn gọi là Bồ bồ; Nhân trần hoa đầu – Đại đầu trần – Cầu hoa mao xạ hương (TQ).

  • Bộ phận dùng: Thân, cành mang hoa, lá đã chế biến khô của cây bồ bồ (Herba Adenosmatis indiani).

  • Mô tả: Cây thảo, sống 1 năm rồi lụi, sang năm lại mọc do những hạt già rụng, cao 30 – 60cm, cành non có lông, sau nhẵn, lá mọc đối cuống ngẵn, phiến hình trứng nhọn, mép răng cưa, có lông – Hoa mầu tím, nhỏ tụ thành hình đầu ở ngọn. Quả nang có nhiều hạt nhỏ. Mùa hoa tháng 4 – 9 mọc hoang nhiều vùng nước ta.

  • Thu hái và chế biến: Thu hái bồ bồ khi cây đang ra hoa, phơi khô trong râm là được.

  • Công dụng: Bồ bồ được dùng thay thế Nhân trần. Bồ bồ mùi hắc hơn nhân trần. Liều dùng 10 – 25g/ngày.

  1. NHÂN TRẦN TRUNG QUỐC

  • Tên khoa học: Artemisia capillaries Thumb – họ Cúc (Asteraceae); Còn gọi là Nhân trần cao – Ngải lá kim.

  • Bộ phận dùng: Thân, cành mang hoa, lá đã chế biến khô của cây nhân trần Trung Quốc.

  • Mô tả: Cây thảo, cao khoảng 0,6 – 1,2m, có phân nhánh, cành không có lông. Phiến lá ở nhánh thường xẻ rất nhỏ thành hình sợi nhỏ giống lá cây thanh cao, hoa nhỏ ở nách hay đầu cành. Quả bế, nhẵn, nhỏ, dài khoảng 0,8mm. Hoa tháng 9 – 11.

  • Thu hái chế biến: chủ yếu được người Trung quốc thu hái vào tiết thanh minh.

  • Công dụng: Theo Đông y, nhân trần TQ vị đắng, cay, tính hơi lạnh, vào các kinh tỳ, vị, Can đởm. có tác dụng thanh nhiệt, lợi thấp, lợi niệu, làm ra mồ hôi, tẩy giun. Chữa các chứng bệnh hoàng đản, bệnh về túi mật, viêm gan, truyền nhiễm. Theo Tây y, nhân trần có tác dụng giảm huyết áp, giảm lipid máu, thông mật. Liều dùng khoảng 5 – 15g (dùng sắc, hãm nước uống).

    • Lưu ý: Không thuộc chứng thấp nhiệt không dùng nhân trần.

  • Một số bài thuốc từ Nhân trần TQ:

    • Bài số 1: Chữa viêm gan siêu vi khuẩn: Nhân trần TQ 30g. Sắc uống trong ngày.

    • Bài số 2: Chữa vàng da do siêu vi khuẩn, tiểu ít, nước tiểu vàng đậm, đầy bụng, bí đại tiện: Nhân trần TQ 20g; Quả dành dành 10g; Đại hoàng 5g. Săc uống.

    • Bài số 3: Chữa viêm gan siêu vi khuẩn mạn tính, vàng da, tiểu tiện không lợi: Nhân trần TQ 12g; Trư linh 10g; Trạch tả 10g; Phục linh 10g; Bạch truật 10g; Quế Chi 5g; Sắc uống.

    • Bài số 4: Chữa viêm túi mật, ống dẫn mật: nhân trần TQ 30g; Bồ công anh 30g; Uất kim 30g; Khương hoàng 12g. Sắc uống.

    • Bài số 5: Chữa thấp ôn thời kỳ đầu, phá sốt, chân tay tê buốt, bụng trứng, tức ngực không ra mồ hôi, người khó chịu hoặc có ra mồ hôi nhưng không hạ sốt được, nước tiểu đỏ, bí đại tiện:

Nhân trần TQ

12g

Thạch xương bồ

5g

Hoàng cầm

10g

Hoạt thạch

15g

Mộc thông

5g

Bạc hà

4g

Xuyên bối mẫu

5g

Xạ can

5g

Liên kiều

5g

Bạch đậu khấu

5g

Hoắc hương

5g

 

 

Sắc uống.

  • Bảo quản nơi khô mát.

Đông y Thiện Tri Thức tổng hợp

Bài viết liên quan