Y HỌC CỔ TRUYỀN VỚI ĐIỀU TRỊ RỐI LOẠN TIÊU HÓA – PHẦN 6
- CHỈ TẢ HOÀN:
Khang tý (cám gạo mới giã sao vàng sẫm) |
|
Hoắc hương khô |
|
Rộp cây ổi (hoặc búp ổi khô) |
|
Rễ củ gừng (phơi khô) |
|
Giá khô (củ nâu đỏ gọt bỏ vỏ, tháimỏng sao giòn) |
|
Lệ chi hạch (thái mỏng) |
|
Trần bì (sao vàng) |
|
Cam thảo chích |
|
Quế nhục (loại tốt) |
|
|
|
- Chủ trị:
+ Sôi bụng, đau bụng, bụng đầy chướng, đại tiện lúc lỏng, lúc loãng, ngày đêm đihàng chục lần, bệnh nặng lâu ngày đại tiện còn nguyên thức ăn chưa tiêu, ăn kém, người mệt mỏi, nói hụt hơi (khí đoản) tay chân lạnh. - Cách dùng: Rễ củ gừng, rộp ổi cho nước sắc lấy nước thêm bột làm hồ để hoàn viên. Các vị khác sao, sấy khô tán bột mịn, dùng nước hồ (rễ gừng, rộp ổi) luyện thành hoàn to bằng hạt đậu xanh. Người lớn dùng 30g/ngày chia làm 3 lần. Trẻ em 4- 9 tuổi uống 6 – 10g/chia 3 lần/ngày. Từ 10 – 16 tuổi uống 10 – 15g/chia làm 3 lần/ngày. Uống với nước sôi để ấm, uống lúc đói.
- Không dùn:g cho trẻ em dưới 3 tuổi.
- BỘT TRỊ TIÊU CHẢY:
Lệ chi hạch (gọt vỏ thái mỏng sao vàng) |
|
Hương phụ (sao thơm) |
|
Vỏ dụt (cạo bỏ vỏ thô, thái mỏng tẩm gừng sao vàng) |
|
Hoắc hương khô |
|
Sa nhân (sao thơm) |
|
Can khương |
|
- Chủ trị:
+ Đau bụng lân râm, đại tiện khi lỏng khi loãng như nước, ngày đi 4 – 5 lần, bụng đầy hay sôi bụng, tức ngực, ít khát tuy có khô miệng, cho uống nước chỉ thích nước nóng, không muốn ăn.
+ Cố ăn sẽ đầy bụng khó chịu, nước tiểu trong, chân tay mát. - Cách dùng:
+ Các vị sao sấy khô, tán bột mịn.
+ Người lớn uống 30 – 50g/ngày chia 3 – 4lần; Trẻ em 5-10 tuổi thì 15-20g/ngày chia 3-4 lần. Từ 2 – 4 tuổi uống 10 – 15g/ngày chia 3 – 4 lần.
+ Hoà với nước sôi để ấm uống. - Kiêng kỵ: Tiêu chảy nhiệt không dùng; không ăn rau sống, quả xanh.
- NGẢI CỨU CAN KHƯƠNG GIA VỊ THANG:
- Thành phần:
+ Ngải cứu (sao): 30g
+ Can khương (sao xém cạnh): 20g
+ Trần bì (sao vàng): 10g
+ Lá chanh già (thái phơi khô, sao vàng) - Chủ trị:
+ Tiêu chảy nhiều ngày, cơ thể suy yếu, bụng đau, đại tiện ngày 3 – 4 lần phân lỏng có lúc như nước, có khi ra thức ăn chưa được tiêu hóa.
+ Người mệt mỏi như mất hơi, ăn ít, đầy tức, khó chịu, chân tay lạnh, mỗi lần đại tiện sa trực tràng. - Cách dùng: Các vị cho vào 800ml nước, sắc lấy 200ml thuốc chia làm 2 lần uống trong ngày, uống lúc đói và lúc thuốc còn ấm. Trẻ em tùy tuổi giảm liều lượng.
- Chú ý: sau khi uống thuốc trên là khỏi dùng bài “bổ trung ích khí thang” để bồi dưỡng trung khí. Phụ nữ có thai và người tiêu chảy thể nhiệt không dùng.
- Chú ý: sau khi uống thuốc trên là khỏi dùng bài “bổ trung ích khí thang” để bồi dưỡng trung khí. Phụ nữ có thai và người tiêu chảy thể nhiệt không dùng.
- HÀNH KHÍ PHÁ KẾT TIÊU THỰC THANG:
Hương phụ |
|
Uất kim |
|
Ô dược |
|
Rễ xương sông |
|
Chỉ xác |
|
Cam thảo |
|
Bán hạ chế |
|
Quế tiêm |
|
Trần bì |
|
Đại táo |
3 quả |
Sinh khương |
3 lát |
|
|
- Chủ trị: Đau bụng hạ suờn phải, ăn uống chậm tiêu, bụng đầy chướng nôn ọe (nhất là người già và phụ nữ có thai)
- Cách dùng: các vị cho vào 800ml nước, sắc lấy 200ml nước thuốc, chia làm 3 lần uống trong ngày. Ngày uống 1 thang.
- BÌNH VỊ GIA VỊ TÁN:
Trần bì |
|
Thương truật |
|
Hậu phác |
|
Cam thảo |
|
Bạch biển đậu |
|
Mộc hương |
|
- Chủ trị: Thấp tả, tiêu chảy kéo dài kèm đau bụng, đầy chướng, tứ chi mỏi mệt.
- Cách dùng:
+ Các vị sao vàng thơm, tán bột mịn.
+ Người lớn dùng 4 – 6g chia làm 2 lần. Trẻ em tùy tuổi dùng ¼ đến ½ liều người lớn.
+ Hòa với nước sôi để nguội uống. - Kiêng kỵ: Chất tanh, mỡ, khó tiêu, sống lạnh.
- LỤC QUÂN THANG:
Đảng sâm |
|
Bạch truật |
|
Bạch linh |
|
Cam thảo |
|
Trần bì |
|
Bán hạ chế |
|
- Chủ trị:
+ Tỳ vị hư nhược, khí trệ sinh đầy bụng, chướng bụng, ăn không tiêu, lợm giọng buồn nôn, người mệt mỏi, đại tiện khó khăn. - Cách dùng: Các vị thuốc cho vào 600ml nước sắc lấy 100ml chia làm 2 lần uống trong ngày. Ngày uống 1 thang.
- Kiêng kỵ: Các thức ăn sống lạnh, chậm tiêu đồ nếp, đậu xanh, bột sắn dây, tôm cua cá.
Nguồn: Đông Y Thiện Tri Thức tổng hợp.