Y HỌC CỔ TRUYỀN VỚI ĐIỀU TRỊ RỐI LOẠN TIÊU HÓA – PHẦN 11
- CAN KHƯƠNG BINH LANG LỰU BÌ TÁN:
Can khương |
8 g |
Bình lang |
16 g |
Củ riềng |
8 g |
Vỏ lựu |
8 g |
Vỏ măng cụt |
16 g |
Hạt tiêu |
20 hạt. |
- Chủ trị: Tỳ vị hư hàn: tiêu chảy, tiêu chảy (thủy tả).
- Cách dùng: Các vị phơi sấy khô tán bột mịn. Mỗi lần uống 2g, ngày uống 2 – 3 lần hoặc 4 lần tùy mức độ bệnh nặng hay nhẹ. Hòa bột vào nước chín uống.
- Chú ý: nếu thủy tả thì dùng thêm 7 trái cau già bỏ vỏ, giã nát, cho vào hãm nước sôi uống, hãm 2 – 3 lần, nếu thấy bệnh giảm thì thôi uống.
- Phụ nữ có thai không dùng.
- Phụ nữ có thai không dùng.
- CẤP CỨU HỒI SINH THANG:
- Thành phần:
+ Hoắc hương: 12g
+ Trần bì: 8g
+ Hoàng thổ: 8g - Chủ trị: Tiêu chảy cấp (hoắc loạn, thổ tả đau quặn bụng, cảm mạo 4 mùa, không phân biệt chứng hàn, chứng nhiệt, chứng hư đều dùng được).
- Cách dùng: Các vị cho vào 300ml nước, sắc lấy 80ml nước thuốc, uống gấp 1 lần.
- NGŨ LINH HỢP LÝ TRUNG THANG:
Bạch truật (sao vàng) |
12 g |
Phục linh |
8 g |
Nhân sâm (sao) |
8 g |
Can khương |
8 g |
Quan quế (quế tốt) |
4 g |
Trư linh |
8 g |
Trạch tả |
8 g |
Cam thảo chích |
4 g |
Sinh khương |
3 lát. |
|
|
- Chủ trị: Tiêu chảy (hoắc loạn thổ tả).
- Cách dùng: Các vị cho vào 400ml nước, sắc lấy 100ml nước thuốc uống. Nếu bệnh nhân đau bụng gia vị mộc hương mài vào nước thuốc cho uống.
- Kiêng kỵ: người bệnh không ăn cơm mà ăn cháo loãng.
- HOẮC HƯƠNG TÁN:
Hoắc hương |
8 g |
Lá ổi |
8 g |
Trần bì |
10 g |
Củ riềng |
5 g |
Củ riềng |
5 g |
Vỏ măng cụt |
10 g |
- Chủ trị: Tiêu chảy các thể.
- Cách dùng: Các vị phơi sấy khô tán bột mịn. Mỗi lần uống 5g. Uống 2 lần/ngày.
- TIÊU CHẢY HOÀN:
Hậu phác (tẩm gừng sao) |
200 g |
Củ sả già (sao) |
150 g |
Củ bồ bồ (sao) |
150 g |
Can khương |
30 g |
Hương phụ |
20 g |
Lá ổi non ( phơi âm can khô) |
250 g |
- Chủ trị: Tiêu chảy.
- Các vị phơi sấy khô, tán bột mịn, luyện hồ làm hoàn bằng hạt ngô (bắp). Người lớn ngày uống 3 lần, mỗi lần 10 – 15 viên, chiêu với nước chín. Trẻ em tùy tuổi giảm liều.
- RƯỢU BỒ ĐỀ DƯỢC THỦY:
Vỏ cây sầu đâu (khổ luyện bì) |
20 g |
Gừng khô (sao) |
15 g |
Quế chi |
15 g |
Trần bì (sao) |
10 g |
Vỏ măng cụt |
10 g |
Vỏ cây xoài (cạo bỏ vỏ thô) |
10 g |
Ô môi (bỏ vỏ, hột) |
10 g |
Đinh hương |
5 g |
Long não |
5 g |
Tinh dầu bạc hà |
10 ml |
- Chủ trị: Hoắc loạn:
+ Bất thình lình vừa nôn vừa đi tiêu mà không thấy đau bụng, thỉnh thoảng đau lâm râm.
+ Nôn ra nước, thức ăn chưa tiêu, không mót rặn.
+ Miệng khô, khát nước, chân tay lạnh, mình mẩy đổ mồ hôi, tiếng nói khàn, chân tay co rút, sắc mặt trắng, 2 mắt sâu.
+ Nước tiểu ít, người bệnh mất nước nhiểu. - Cách dùng:
+ Long não, tinh dầu bạc hà để riêng.
+ Các vị khác tán nhỏ cho ngâm 1500ml rượu trắng 40 độ trong 5 ngày, chắt lấy rượu thuốc (bỏ bã) cho long não, tinh dầu bạc hà, đóng chai dùng.
+ Mỗi lần uống 1 thìa cà phê, cứ 5 phút uống 1 lần. Tùy theo bệnh nặng nhẹ, hoãn cấp mà thêm hoặc bớt liều. Trẻ nhỏ tùy tuổi mà giảm liều. - Lưu ý: Đây là bệnh cấp tính cần điều trị khẩn cấp. Trong uống thuốc trên, ngoài thì rượu gừng hâm nóng xoa bóp khắp chân tay mình mẩy và cạo gió hai bên cột sống lưng, trước ngực bụng (chỉ cạo xuôi xuống, không được cạo ngược lên).
- THANH TRƯỜNG CHỈ TẢ THANG (Thanh nhiệt ngân hoa thang):
Kim ngân hoa |
|
Bồ công anh |
|
Dây khổ qua |
|
Lá sống đời |
|
Cây mã đề |
|
Lá cây bàng |
|
Rau má |
|
Vỏ đậu xanh |
|
Cam thảo đất |
|
Xuyên tâm liên |
|
Khổ luyện bì |
|
Củ ráng |
|
- Chủ trị: Tiêu chảy thuộc thể nhiệt tả:
+ Đi tiêu nước tóe ra như xối. Tiêu ra giống gợn nhơ tích từ trước ở trong ruột, hơi bay lên nóng và mùi hôi thối, bụng đau dữ dội, khi tiêu hậu môn nón rát, tiểu gắt đỏ, trong người nóng bức, bứt rứt; khát nước, lưỡi đỏ, rêu vàng mạch huyền sác. - Cách dùng: Cho các vị vào 600ml nước và thêm 3 lát gừng tươi, một nhúm trà, sắc lấy 100ml nước thuốc, chia uống 4 lần trong ngày.
- Chú ý: Người bệnh hết tiêu chảy, bụng hết đau nhưng người còn mệt mỏi, ăn uống ít. Dùng thang trên mà bỏ bớt các vị: Khổ luyện bì, xuyên tâm liên, kim ngân hoa, bồ công anh, lá cây bàng, củ ráng mà thêm các vị: Hoài sơn 8g; củ đinh lăng 8g; Hậu phác (sao gừng) 6g; Trần bì (sao gừng) 6g; Sắc uống.
Nguồn: Đông Y Thiện Tri Thức tổng hợp.