Y HỌC CỔ TRUYỀN VỚI ĐIỀU TRỊ RỐI LOẠN TIÊU HÓA – Phần 1
- HOẮC HƯƠNG PHỤC LONG CAN THANG:
Hoắc hương |
12 g |
Phục long can |
16 g |
Sa nhân (sao thơm) |
8 g |
Mộc hương |
8 g |
Rộp cây ổi (sao vàng) |
8 g |
Đọt sim (sao vàng) |
8 g |
Trần bì (sao vàng) |
8 g |
Bạc biển đậu (sao vàng) |
8 g |
Đậu xanh (sao vàng) |
8 g |
Cát căn (sao vàng) |
8 g |
Cam thảo chích |
4 g |
Hạt tiêu sọ (tán dập) |
4 g |
Gừng tươi (giã dập) |
2 g |
|
|
- Chủ trị:
+ Tiêu chảy phân loãng, ngày đêm đi thường 5 – 7 lần, bụng đau lâm râm, xoa chườm nóng thì dễ chịu, người hơi sốt, ớn lạnh nhức đầu, có lúc buồn nôn.
+ Tiểu tiện trọng hoặc đục, người mệt lả do nhiễm tà khí phong hàn. - Cách dùng:
+ Các vị thuốc cho vào 800ml nước, sắc lấy 150ml nước ấm chia làm 3 lần uống trong ngày.
+ Uống ấm hoặc nóng. Trẻ em tùy tuổi giảm liều. Ngày uống 1 thang- Chú ý: Trẻ em dưới 1 tuổi không dùng thuốc này.
- Chú ý: Trẻ em dưới 1 tuổi không dùng thuốc này.
- TỬ TÔ HOẮC HƯƠNG THANG:
Tử tô |
15 g |
Hoắc hương |
15 g |
Bạch chỉ |
10 g |
Cát cánh |
10 g |
Đại phúc bì |
10 g |
Hậu phác (tẩm gừng sao) |
10 g |
Bán hạ (chế gừng sao) |
10 g |
Trần bì (sao vàng) |
10 g |
Bạch truật (sao gạo vàng sẫm) |
10 g |
Thổ phục linh (sao cháy) |
10 g |
Cam thảo chích |
5 g |
Hương phụ (sao vàng) |
10 g |
Bạch phàn khi khô |
3 g |
Sinh khương |
3 lát |
- Chủ trị:
+ Đau bụng, sôi bụng, tiêu chảy phân loãng, ngày đêm đi chục lần.
+ Có ngày sốt, ghê lạnh, nhức đầu, vùng ngực đầy tức khó chịu, buồn nôn, hoặc nôn ọe, miệng nhạt, ít uống nước, tay chân lạnh. - Cách dùng:
+ Cho các vị vào 800ml nước, sắc lấy 150ml nước thuốc, chia làm 3 lần uống trong ngày, uống lúc còn nóng.
+ Trẻ em liều lượng giảm tùy từng độ tuổi mà còn ½ - 1/3 – ¼ lượng của thang.
+ Ngày uống 1 thang. Bài này có thể tán bột dùng.
+ Người lớn mỗi lần uống từ 10 – 15g, ngày uống 2 – 3 lần.
+ Trẻ em tùy từng tuổi mỗi lần uống từ 2 – 4 g, ngày uống 2 -3 lần. Hòa với nước sôi uống khi nước thuốc còn nóng.
- LỆ CHI HOẮC HƯƠNG TÁN:
Lệ chi (thái mỏng, sao vàng) |
100 g |
Hoắc hương khô |
100 g |
Vỏ dụt (cạo bỏ vỏ thô, thái nhỏ tẩm gừng sao) |
100 g |
Vỏ quýt (sao vàng) |
80 g |
Hương phụ tứ chế (sao vàng sẩm ) |
80 g |
Sa nhân (sao thơm) |
50 g |
Vỏ vối (cạo bỏ vỏ, thái nhỏ tẩm nước gừng, sao vàng) |
25 g |
|
|
- Chủ trị:
+ Đau bụng, sôi bụng, đi tiêu phân lỏng loãng, ngày đêm đi hàng chục lần.
+ Người hơi sốt, ớn lạnh nhức đầu, vùng ngực đầy tức, khó chịu, buồn nôn hoặc nôn, nhạt miệng.
+ Uống ít nước, tiểu tiện trong hoặc đục, tay chân mát lạnh, người mệt lả. - Các dùng:
+ Các vị sấy khô hoặc sao giòn tán bột mịn. Người lớn mỗi lần uống 10g; ngày uống 3 – 4 lần.
+ Trẻ em mỗi lần uống 5g, ngày uống 3 – 4 lần.- Người bệnh không có nôn thì hòa thuốc với nước chín còn ấm uống. Nếu có nôn thì dùng gừng tươi 10g sắc lấy nước hòa với thuốc cho uống, cho uống từng ít một.
- Kiêng ăn các thức ăn lạnh, quả xanh, rau sống, đậu phụ, bún và các chất khó tiêu.
- CAO LƯƠNG KHƯƠNG HƯƠNG PHỤ HOÀN:
Cao lương khương (phơi khô, tẩm nước gừng sao vàng) |
80 g |
Hương phụ tứ chế (sao vàng) |
80 g |
Hậu phác (cạo vỏ thái nhỏ, tẩm nước gừng sao) |
60 g |
Thổ phục linh (tẩm nước gừng sao vàng xém cạnh) |
60 g |
Đại phúc bì khô |
60 g |
Hoắc hương khô |
60 g |
Trần bì (sao vàng) |
30 g |
Vỉ dụt (cạo vỏ thô, ngâm nước gạo một đêm, thái nhỏ tẩm nước gừng sao) |
30 g |
Hạt tiêu |
10 g |
|
|
- Chủ trị:
+ Tiêu chảy, người đi 5- 7 lần, phân loãng như nước.
+ Bụng đau liên miên, hay sôi bụng, bụng đầy chướng khó chịu, có lúc buồn nôn, nôn, chán ăn.
+ Tiểu tiện trong, thân thể nặng và mỏi, miệng tuy khát nhưng lại uống ít nước. - Cách dùng:
+ Các vị phơi sao chế khô, tán bột mịn, luyện hồ làm thành hoàn bằng hạt tiêu sọ.
+ Người lớn mỗi lần uống 10g. Trẻ em tùy tuổi uống mỗi lần 3 – 5 g. Ngày uống 3 – 4 lần, với nước chín ấm.
+ Nếu bệnh nhân có nôn mửa thì dùng Bán hạ chế 10g; Ổi khương (gừng tươi nướng) 5g. Sắc kỹ lấy nước uống với thuốc viên.- Kiêng kỵ tiêu chảy nhiệt: phân thối khẳn, hậu môn nóng CẤM dùng bài này.
- Kiêng kỵ tiêu chảy nhiệt: phân thối khẳn, hậu môn nóng CẤM dùng bài này.
- THANG TIÊU CHẢY:
- Thành phần:
+ Hoắc hương khô: 20g
+ Cao lương khương khô (sao vàng): 12g
+ Lá ổi già (sao vàng): 8g - Chủ trị:
+ Đau bụng, sôi bụng, tiêu chảy phân lỏng loãng, ngày đêm đi 5- 7 lần.
+ Có hiện tượng buông nôn, nôn, người ớn lạnh không sốt. - Cách dùng: Các vị cho vào 400ml nước sắc lấy 100ml nước thuốc, uống lúc thuốc còn ấm. Ngày uống 1 thang. Trẻ em thì giảm liều.
- CAO LƯƠNG KHƯƠNG THANG:
- Thành phần: Cao lương khương 8g; Đại táo 1 quả.
- Chủ trị: Đau bụng nôn mửa.
- Cách dùng: Cho các vị vào 200ml nước, sắc lấy 100ml nước thuốc chia làm 2 lần uống trong ngày.
- RƯỢU CAO LƯƠNG KHƯƠNG:
- Thành phần:
+ Cao lương khương tươi (nướng thơm)
+ Rượu trắng 45độ dùng 1lít. - Chủ trị: Đau bụng thổ tả dữ dội.
- Các dùng:
+ Riềng tươi, nướng thơm thái mỏng cho vào rượu, nấu sôi nhẹ (nhỏ lửa) trong 20 phút.
+ Đem cho người bệnh uống cứ 15 phút uống 1 lần 15 – 25 ml (1 muỗng canh).
+ Uống cho đến khi cầm tiêu chảy và hết đau.
Nguồn: Đông Y Thiện Tri Thức tổng hợp.