VIÊM LOÉT DẠ DÀY – TÁ TRÀNG – NHẬN BIẾT VÀ ĐIỀU TRỊ

 

Viêm loét dạ dày - tá tráng

 

Viêm, loét dạ dày cùng với viêm, loét tá tràng là bệnh phổ biến, thường gặp hiện nay trong xã hội hiện đại; là một trong các bệnh thuộc dạng phổ biến nhưng rất ít người hiểu biết đầy đủ và đúng đắn về nguyên nhân, cách phòng bệnh và chữa bệnh. Bài viết này sẽ giúp giải quyết một phần về những điều đã nêu trên.

  1. Thế nào là Viêm loét dạ dày?

Dạ dày bộ phận trong bộ máy tiêu hóa, tham gia vào quá trình tiêu hóa đóng vai trò là nơi nào trộn và phân hủy thực phẩm bằng các men và dịch vị. Bệnh viêm loét dạ dày tá tràng có thể chỉ ở dạ dày hoặc ở tá tràng tuy nhiên cũng không ít trường hợp là sự kết hợp cả hai.

Viêm loét dạ dày hay viêm loét niêm mạc dạ dày được coi là tình trạng lớp niêm mạc của dạ dày bị viêm và/hoặc gây loét làm mất khả năng bảo vệ dạ dày dẫn đến acid trong dịch vị dạ dày có thể rò rỉ làm tổn thương thành dạ dày có thể gây loét sâu chảy máu hoặc thủng dạ dày hoặc gây teo niêm mạc dẫn đến nguy cơ ung thư nếu không được điều trị kịp thời.

Theo y học hiện đại chia tình trạng viêm theo một số tiêu chí như:

  • Tính chất cấp tính hay mạn tính của viêm (Tuýp A hoặc tuýp B)
  • Trên hình ảnh mô học thì như thế nào?
  • Xét về vị trí thì viêm tại vùng nào
  • Nguyên nhân gây viêm là gì

Nguyên nhân gây viêm loét rất đa dạng nhưng nguyên nhân chủ yếu là do vi khuẩn H.P (Helicobacter pylori); còn có những nguyên nhân như dùng các thuốc kháng viêm không Steroid (non-Steroid) kéo dài như Aspirin, ibuprofen…

Ngoài những nguyên nhân chính trên còn có nguyên nhân do chấn thương tại chỗ như thuốc trừ sâu, tai nạn; do nhiễm ký sinh trùng, do áp lực tâm lý kéo dài (tình trạng stress)…

Theo Đông y, Viêm dạ dày là tình trạng can khí uất kết, mất khả năng sơ tiết, rối loạn khí cơ thăng thanh, giáng trọc của tỳ vị gây ợ chua, ợ hơi, ợ nóng.

  1. Triệu chứng, biểu hiện trên lâm sàng

Trên lâm sàng, biểu hiện của bệnh không rõ ràng, đôi khi không triệu chứng. Người ta thường thấy một số dấu hiệu như:

  • Khó chịu vùng thượng vị.
  • Ợ nóng, ợ hơi, ợ chua.
  • Nôn hoặc buồn nôn.
  • Có khi nôn ra máu.
  • Phân đen (do chảy máu)

Cách tốt nhất là soi được lúc đang chảy máu vì sau đó dạ dày có thể có khả năng hồi phục nhanh rồi sau đó lại tái phát âm thầm đến khi bệnh trở nặng.

Với các trường hợp loét đau từng đợt mỗi đợt kéo dài 2 - 8 tuần cách nhau vài tháng đến vài năm. Đau gia tăng theo mùa nhất là vào mùa đông tạo nên tính chu kỳ của bệnh loét. Tuy nhiên các biểu hiện lâm sàng của viêm vùng hang vị xảy ra trước loét có thể làm mất tính chu kỳ này.

Đau liên hệ đến bữa ăn, sau ăn 30 phút - 2 giờ; thường đau nhiều sau bữa ăn trưa và tối hơn là bữa ăn sáng.

Đau kiểu quặn tức, đau đói hiếm hơn là đau kiểu rát bỏng. Đau được làm dịu bởi thuốc kháng toan hoặc thức ăn, nhưng khi có viêm kèm theo thì không đỡ hoặc có thể làm đau thêm.

Vị trí đau thường là vùng thượng vị. Nếu ổ loét nằm ở mặt sau thì có thể đau lan ra sau lưng. Ngoài ra có thể đau ở bất kỳ chổ nào trên bụng.

  1. Về cận lâm sàng

Hiện nay phương pháp phát hiện viêm loét dạ dày dễ dàng nhất là bằng soi dạ dày. Ngoài ra có thể cấy tìm vi khuẩn HP, snh thiết trong trường hợp mãn tính…

  1. Điều trị
    1. Theo Y học Hiện đại

Việc điều trị dựa vào kết quá khám bệnh cụ thể, tùy nguyên nhân gây bệnh mà bác sỹ có thể điều trị giảm triệu chứng và cố gắng theo hướng bảo vệ tế bào, hạn chế những tổn thương niêm mạc, điều chỉnh lại độ cân bằng acid, loại bỏ nguyên nhân hạn chế việc làm teo niêm mạc dạy dày, ngăn ngừa việc phát triển thành ung thư.

  1. Theo y học cổ truyền

Đối với các dạng viêm cấp tính khác nhau thì tùy nguyên nhân mà điều trị. theo Đông y thì có thể điều trị được về căn bản.

Theo Đông Y thì các biểu hiện của viêm dạ dày tuýp B không nằm ngoài các thể lâm sàng khí trệ, tỳ vị hư hàn của chứng vị quản thống. Trong trường hợp này có thể dùng phương pháp trị ôn trung kiện tỳ với mục đích kích thích dịch vị và điều hòa nhu động dạ dày ruột.

Hiện nay điều trị viêm dạ dày nói riêng và viêm loét nói chung có khá nhiều bài thuốc đông y cũng như nhiều mẹo vặt chữa bệnh tuy nhiên hiệu quả chưa cao.

Xin giới thiệu bài thuốc phổ biến là Hoàng kỳ kiến trung (Kim quỹ yếu lược) gia giảm gồm một số vị thuốc hoàng kỳ, cam thảo, bạch thược, cao lương khương, can khương, đại táo, thục địa.

Vị thuốc:

          Hoàng kỳ: Có tính ngọt, ấm có tác dụng bổ khí, thăng dương khí của tỳ. Hoàng kỳ đồng thời có tác dụng điều hòa miễn dịch, thúc đẩy quá trình chuyển hóa Protid.

          Cam thảo bắc: Có tính ngọt ấm có tác dụng bổ tỳ thổ, bổ trung khí. Cam thảo bắc còn có tác dụng ức chế miễn dịch đưa đến tác dụng kéo dài của cortisol (do ức chế mem 5bêta reductase của cortisol)

Bạch thược: Có tính chua, đắng, lạnh có tác dụng chỉ thống, liễm âm.

Ngoài ra còn gia cao lương khương, can khương, đại táo, thục địa

Thục địa cũng có tác dụng ức chế miễm dịch nhưng không ức chế hoạt động của vỏ thượng thận.

Ngoài bài thuốc điều trị viêm dạ dày nói trên còn có một bài thuốc cổ truyền quý giá của người Dao hiện nay đang lưu hành rất có giá trị và hiệu quả đó là “Tịnh Vị Linh” do lương y Lăng Thị Châm cung cấp và đang được công ty cổ phần Thiện Tri Thức phân phối. Bài thuốc gồm nhiều dược liệu quý có tắc dụng khôi phục lại niêm mạc dạ dày và bảo vệ dạ dày gồm một số vị thuốc như: Lá khôi, hoàng liên, chanh trò, nghệ đen, nghệ vàng, trà dây…

Lá khôi  (cây độc lực, đơn tướng quân, khôi nhung) có tác dụng chống viêm, làm se vết loét, làm liền sẹo và giảm sự gia tăng axit dạ dày, ức chế sự phát triển của vi khuẩn HP rất hiệu quả. Tác dụng ức chế này tạo điều kiệnȠthuận lợi cho quá trình điều trị loét dạ dày tá tràng.

Nghệ vàng có tác dụng ức chế ung thư, chống nhiễm khuẩn, thanh lọc gan thận…

Nghệ den có vị đắng, cay mùi hăng mang tính ôn vào kinh, can nên có công dụng hành khí, phá huyết thông kinh, tiêu thực, mạnh tỳ, kích thích tiêu hóa, tiêu viêm tiêu xơ.

  • Tài liệu tham khảo: Bệnh học và điều trị nội khoa kết hợp đông y và tây y – PGS-TS Nguyễn thị Bảy – NXB Y học năm 2007.

Đông y Thiện Tri Thức tổng hợp.

Bài viết liên quan