XUYÊN TÂM LIÊN

  • Tên khoa học: Andrographis paniculata (Burm.f.) Nees – họ Ô rô (Acanthaceae) còn gọi là Cây công cộng – Khổ  đảm thảo – Common Andrographis Herb ( Anh).
     
  • Bộ phần dùng: Cả cây (Phần trên mặt đất) tươi hoặc đã chế biến khô của cây xuyên tâm liên (herba Andrographtis), được ghi nhận vào Dược điển TQ.
     
  • Mô tả cây: Cây thảo, nhỏ, thân thẳng đứng, cao khoảng 30 – 100cm, thân vuông, lá mọc đối, phân nhiều nhánh, các cành phát triển theo 4 hướng. Lá cuống ngắn, phiến lá hình gần mác, hai đầu nhọn, mặt nhẵn, mép nguyên, lá dài 4 – 10cm, rộng 1 – 3cm. Hoa mọc thành chùm ở nách lá, hay đầu cành, hoa nhỏ màu trắng, có điểm hồng. Quả nang hơi nhẵn, dài 15mm, rộng 3 – 4mm. Hạt hình trụ, dài, thuô, màu nâu nhạt. Mùa hoa tháng 9 – 10. Cây xuyên tâm liên sống 1 – 2 năm, mọc hoang và được trồng nhiều nơi trong cả nước bằng hạt vào mùa xuân và thu hoạch được sau 3 tháng.


     
  • Thu hái và chế biến: Thu hoạch khi cây đang xanh tốt, chưa ra hoa. Cắt lấy phần trên mặt đất, rửa sạch, phơi năng hay sấy khô ( nhiệt độ dưới 50 độ).
     
  • Công dụng: Theo Đông y, xuyên tâm liên vị đắng, tính lạnh. Có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, tiêu thũng, giảm đau, kháng khuẩn đối với nhiều loại vi khuẩn. Dùng chữa các chứng bệnh: lỵ cấp tính, viêm ruột, dạ dày, cmả mạo sốt nóng, viêm loét miệng, lưỡi, viêm họng, viêm amiđan, viêm phổi, ho, đau nhức xương khớp, nhiễm khuẩn niệu đạo, tiểu tiện khó khăn, rắn cắn.
     
    • Liều dùng: 5 – 10g (khô) hoặc 10 – 20 g tươi hãm sắc uống. Dùng ngoài lượng vừa đủ.
       
    • Lưu ý: Người bị lạnh bụng, tiêu chảy không uống.
       
  • Một số bài thuốc ứng dụng:
     
    • Bài số 1: Chữa ho, viêm phổi, viêm amiđan: Dùng xuyên tâm liên 8g; Huyền sâm 8g; Bách bộ 6g; Cam thảo 4g; Sắc uống.
       
    • Bài số 2: Chữa lỵ cấp tính, ra máu: Xuyên tâm liên 10g; Kin ngân hoa 5g; lá huyết dụ 10g sắc uống.

Bài viết có tính tham khảo không thay thế cho sự khám và điều trị của thày thuốc.

Đông y Thiện Tri Thức tổng hợp.

Bài viết liên quan