TIẾT DÊ (CẢ CÂY)
- Tên khoa học: Cissampelos pareira L. họ Tiết dê (Menispermaceae) còn gọi là Dây hồ đắng – Dây mối tròn – Tích sinh đằng – Á hồ nô.
- Bộ phận dùng: Cả cây mang lá tươi hoặc đã chế biến khô của cây Tiết dê (herba). Dược điển Trung quốc ghi dùng cây tiết dê lông: Cissampelos pareira L var hirsute (Buch ex DC) Forman. Cây tiết dê lông cũng có ở vùng đồi núi cao nước ta.
- Mô tả cây: tiết dê là loại cây dây leo, thân nhỏ, đường kính 0,2 – 0,5cm, dài 1 – 3m, lá hình tim nhọn như đầu mác, (hình đầu mũi lao, tam giác) phiến lá dài 3 – 6cm, rộng 2 – 4cm (chỗ đáy) màu lục nhạt. Cùm hoa đực ở nách lá, hình tán nhỏ, cụm hoa cái thành chùm dạn tiết dê là loại cây dây leo, thân nhỏ g bông, có nhiều lá bắc. Quả hạch hình thận, có lông, quả nhỏ dài độ 5mm. Cây tiết dê mọc hoang khắp nước ta, ven đồi, rừng, ven đường, leo lên các cây khác, nếu lấy lá vò với nước lạnh để 1 thời gian sẽ đóng bánh như thạch.
- Thu hái và chế biến: Thường thu hoạch về hai mùa xuân hạ thì tốt. cắt lấy từng đoạn rửa sạch rồi phơi hay sấy khô.
- Công dụng: Theo kinh nghiệm dân gian, thân lá tiết dê vị nhạt, tính mát, gần như không độc. Có tác dụng giảm đau, giúp cho sinh cơ (tái tạo các tổ chức) lợi niệu, thanh nhiệt. Dùng chữa các trường hợp bị chấn thương, đòn ngã, chảy máu, xây xát rách ra, viêm thận, viêm bàng quang, bị sỏi niệu đạo, hệ tiết niệu, tiểu tiện khó khăn, sốt nóng. Rễ cây còn có tác dụng chữa hen suyễn và ho có đờm.
- Liều dùng:5 – 15g. Rễ 5 – 10g. Sắc uống, hoặc rửa sạch đăp vào chỗ đau có thể tán bột rắc chỗ đau: Rễ 5 – 15g, sắc uống.
- Lưu ý, cây tiết dê mọc vùng núi cao mát trên 500 – 100m, có phiến lá hình tim, tròn hơn, dài hoặc rộng 3 – 6cm, có 5 gân chính, có nhiều lông nhung ở cả hai mặt. Hai loại này công dụng như nhau.
Bài viết có tính tham khảo không thay thế cho sự khám và điều trị của thày thuốc.
Đông y Thiện Tri Thức tổng hợp.