CHÀM MÈO

  • Tên khoa học: Strobilanthes flaccidifolius Nees, họ Ô Rô (Acanthaceae). Còn gọi là Ban Lam, Mã lam. Tiếng Nh gọi là Baphicacanthus.

  • Bộ phận dùng: Lá (còn gọi là thanh đại) đã chế biên khô của cây chàm mèo. Thân và rễ (còn gọi là Nam Ban lam căn) đã chế biến khô của cây chàm mèo. Đã được ghi nhận vào Dược điển TQ.

  • Mô tả cây: Cây chàm mèo là cây nhỏ, sống nhiều năm, cao từ 40 - 100cm, thân nhẵn, phân nhiều nhánh, cành, các mấu phìn to lên, lá mọc đối, phiến lá hình bầu dục thon, dài 10 – 12cm, mép khía răng. Hoa mọc thành bông màu lam tím,, phía trên lo era,có 5 thùy. Quả nang dài. Cây mọc các nơi ẩm, vùng núi hoặc được trồng để nhuộn vài gọi là màu nâuu xanh, chàm, ở các tỉnh vùng núi Là cai, Cao bằng, Thái nguyên, Lào cai…

  • Thu hái, chế biến: Lá khi xanh tươi, tốt (lá bánh tẻ) hái về phơi khô; ĐỐi với Rễ, sau khi hái lá, có thể thu hái rễ luôn, đao flên, rửa sạch, phơi khô.

  • Công dụng: Lá: Theo Đông y, lá chàm mèo (Thanh đại), vị đắng, tính rất lạnh, vào hai kinh Tâm, Vỵ. Các tác dụng thanh nhiệt, giải độc, lương huyết. Dùng chữa các chứng bệnh cấp tính: sốt cao, nhức đầu, miệng khát, phát ban, chảy máu cam, lỵ, mụn nhọt độc, mẩn ngứa, viêm họng, nhiễm khuẩn máu, viêm amiđan, viêm nhiễm đường hô hấp. Thanh đại đã được đưa vào chiết xuất để điều trị ung thư Bạch cầu có tác dụng tốt.

    • Rễ: theo Đông y , rễ chàm mèo (bản lam căn), vị đắng, tính lạnh có tác dụng thanh nhiệt, lương huyết, giải độc. Dùng chữa các chứng bệnh cấp tính: cúm, viêm não truyền nhiễm, viêm não B, ban sởi, thương hàn, viêm amiđan và sưng quai bị.

    • Liều dùng: Lá chàm mèo (Thanh đại) 5 – 10g (tươi có thể tăng liều lượng lên 20 – 30g). rễ chàm mèo (bản lam căn) 8 – 15g.

    • Lưu ý: nếu không phải chứng bệnh thực nhiệt, hỏa độc, không dùng lá chàm mèo và rễ chàm mèo.

      • Thanh đại còn gọi là Bột chàm (indigo pulverata levis). Bột Thanh dại có thể chế được chế từ nhiều cây, chủ yếu là 4 cây: Cây chàm mèo; Cây chàm (Indigofera tinctoria L, họ Đậu (Fabaceae); Cây nghế chàm (Polygonum tinctorium lour, họ rau Răm; Cây Tùng lam (Isatis tinctoria L, họ Cải (brasscicaceae).

  • Một số bài thuôc ứng dụng:

    • Bài số 1:Chữa trẻ em sốt cao, miệng khát, khó chịu, viêm họng: Lá chàm mèo khô 10g. Sắc uống, chia làm hai lần, có thể thêm đường.

    • Bài số 2: Chữa viêm não, tủy, sốt cao, khát nước: Lá chàm mèo tươi 30g; (khô thì 15g); Kim ngân hoa 30g; Thạch cao sống 20g; Sắc uống.

    • Bài số 3: Chữa viêm amiđan, sưng hạch (lâm ba) ở cổ: Lá chàm mèo 15g; Bồ công anh 15g; Huyền sâm 12g. Sắc uống.

    • Bài số 4: Chữa cảm mạo cấp tính, sốt cao: Rễ chàm mèo 30g; Khương hoạt 12g. Sắc uống.

    • Bài số 5: Chữa viêm gan cấp tính và mãn tính: Rễ chàm mèo 12g; Bạt tương thảo 15g; Nhân trần 12g. Sắc uống.

    • Bài số 6: Chữa viêm họng, ban sởi, loét mồm, mẩn ngứa: Dùng Rễ chàm mèo 12g; Kim ngân hoa 10g; Đại hoàng 9g; Hoàng bá 8g; Cam thảo 5g; Sắc uống.

Đông y Thiện Tri Thức tổng hợp

Bài viết liên quan