TỬ UYỂN

  • Tên khoa học: Aster tatarricus L, họ Cúc (Asteraceae) còn gọi là Thanh uyển – Dã ngưu bàng.
     
  • Bộ phận dùng: Rễ và tua rễ đã chế biến khô của cây tử uyển (Radix Asteris) được ghi nhận  vào Dược điển TQ.
     
  • Mô tả cây: Cây thảo sống lâu năm, thân thẳng, cao độ 1m, rễ ngắn, mang nhiều rễ con, thân có nhiều cành, thân và cành có nhiều lông, phía gốc có lá mọc vòng. Lá hình mác, dài 30 – 40 cm, rộng 6 – 10cm mép có răng cưa, hại mặt  lá đều có lông. Trên thân thì lá mọc cách, càng lên ngọn càng hẹp dân, Hoa tự hình cầu, đường kínhtrên 2,5 – 3cm, có cuống dài, hoa ở vòng ngoài màu tím nhạt, trong màu vàng ngà, quả khô hơi dẹt, có lông trắng. Ở Việt nam chưa thấy có.

  •  
  • Thu hái và chế biến: thu hái vào thời giant rung thu, đào lấy rễ rửa sạch, phơi khô là được.
     
  • Công dụng:  Tử uyển vị cay đắng, tính ấm vào kinh Phế có tác dụng làm ấm phổi, đưa hơi xuống trừ đờm, chữa ho. Dùng với liều 3 – 10g.
  •  
    • Lưu ý: Các chứng bệnh ho khan, do âm hư hỏa vượng ho ra máu, khi dùng Tử Uyển phải phối hợp thêm với các thuốc khác.
    • Ở VIệt Nam ta dùng cây Cúc ba gân cùng họ Cúc (TQ gọi là Sơn bạch cúc) dùng rễ thay Tử uyển, còn gọi là Nam tử uyển: Cây cúc 3 gân thuộc loại thảo sống lâu năm, cao 0,4 – 1m, lá mác nhọn, dài 5 – 15cm rộng 2 – 5cm, mép có răng cưa. Hoa họp thành ngù mọc ở nách hay ngọn, hoa hình đầu. Quả bế có mào lông dài 5mm. Cây cúc 3 gân mọc hoang vùng rừng núi và trung du nước ta.
       
  • Một số ứng dụng bài thuốc:
     
    • Bài số 1: Chữa ho mới phát, ho do cảm mạo, do lạnh:

Tử uyển

10 g

Cát cánh

6 g

Trần bì

5 g

Bách bộ

10 g

Kinh giới

6 g

Cam thảo

3 g

Sắc uống (có thể tán thành bột uống)

  • Bài số 2: Chữa ho do âm hư, người yếu mệt, lao phổi  có đờm lẫn máu:

Tử uyển

10 g

Đảng sâm

10 g

A giao

10 g

Bối mẫu

6 g

Tri mẫu

10 g

Phục linh

10 g

Cam thảo

3 g

Cát cánh

6 g

Sắc uống, Sắc 7 vị chắt nước còn nóng thì cho A giao vào.

Bài viết có tính tham khảo không thay thế cho sự khám và điều trị của thày thuốc.

Đông y Thiện Tri Thức tổng hợp.

Bài viết liên quan