RẺ QUẠT
- Tên khoa học: Belamcanda sinensis (L), họ Lay ơn (Iridaceae); Tên khác Xạ can – Lacho (Lâm đồng).
- Bộ phận dùng: Thân – rễ, thường gọi là củ đã chế biến khô của cây rẻ quạt (Rizhoma Betamcandae). Được ghi vào Dược điển VN và TQ.
- Mô tả: Cây rẻ quạt là một cỏ sống lâu năm, cao tới 1m, thân rễ mọc bò, cỏ lá mọc hình thẳng đứng và xòe ra hai bên, sắp xếp theo mặt phẳng dẹt giốn như nan quạt, lá hành mũi mác dài, hơi có bẹ, gân song song, lá dài 20 – 40cm, rộng 2 – 4cm. Hoa tự, dài 20 – 40cm, cuống gầy, mềm, hoa có cuống, bao hoa có sáu cánh màu cam đỏ, điểm những đốm tía, hoa nở vào mùa hạ. Quả nang hình trứng có 3 van, hạt xanh đen, hình cầu bóng. Cây rẻ quạt mọc hoang và được trồng làm cảnh ở vườn hoa.
- Thu hái chế biến: Thu hái vào mùa Xuân Thu (khi cây đang lên hoa tốt). Đào lấy thân rễ, rửa sạch đất cát, đêm phơi khô tái, rồi đốt sạch rễ lông con, cắt bỏ phần trên cổ rễ rồi lại phơi cho khô (có khi thái thành phiến mỏng dưới 4mm). Xạ can ít mùi, vị đắng. Loại xạ can khô, thân – rễ to mập, đường kính trên 15mm, going đốt ngắn, thịt màu vàng ngà, sạch hết rễ và lông con, không mốc mọt, nát vụn là tốt.
- Công dụng: Theo Đông y, xạ can vị đắng, tính lạnh vào 2 kinh Phế Can. Có tác dụng giáng hỏa (hạ sốt), giải độc, tiêu thoát nước. Dùng chữa các bệnh viêm cổ họng sưng amiđan và sùi vòm họng (VA), chữa ho đờm tắc, tức ngực, bụng chướng, thở gằn, phụ nữ tắc kinh.
- Liều dùng: 3 – 6g, sắc uống hoặc giã củ tươi, vắt ép lấy nước, ngậm nuốt dần với muối, nếu khô thì mài hay tán thành bột mịn uống. Dùng ngoài chữa sưng vú, mụn nhọt, giã đắp chỗ đau.
- Lưu ý: Người dạ yếu, lạnh bụng (tỳ vị hư hàn) phụ nữ có thái không được dùng.
- Liều dùng: 3 – 6g, sắc uống hoặc giã củ tươi, vắt ép lấy nước, ngậm nuốt dần với muối, nếu khô thì mài hay tán thành bột mịn uống. Dùng ngoài chữa sưng vú, mụn nhọt, giã đắp chỗ đau.
- Bài thuốc ứng dụng:
- Bài số 1: Chữa tắc cổ họng, nguy cấp, viêm họng cấp tính: Xạ can 4g; Hoàng cầm 2g; Sinh cam thảo 2g; Cát cánh 2g. Sao nhẹ tán nhỏ thành bột, ngậm và nuốt dần.
- Bài số 2: Chữa ho hen, hơi đưa ngược lên đờm dãi tắc, phổi nóng:
- Bài số 1: Chữa tắc cổ họng, nguy cấp, viêm họng cấp tính: Xạ can 4g; Hoàng cầm 2g; Sinh cam thảo 2g; Cát cánh 2g. Sao nhẹ tán nhỏ thành bột, ngậm và nuốt dần.
Xạ can |
|
Ma hoàng |
|
Sinh khương |
|
Tử uyên |
|
Bán hạ |
|
Đại táo |
|
KHoản Đông hoa |
|
Ngũ vị tử |
|
Tế tân |
|
|
|
Sắc uống.
- Bài số 3: Chữa cảm sốt (phong nhiệt) cổ họng sưng đau nhức:
Xạ can |
|
Bạch chỉ |
|
Cam thảo |
|
Đương quy |
|
Hạnh nhân |
|
Thăng ma |
|
Sắc uống.
- Bài số 4: Chữa bụng trướng đầy: Xạ can, gã lấy nước uống, sẽ tiêu thoát hơi ở bụng.
- Bảo quản nơi khô ráo, tránh ẩm ướt.
Đông y Thiện Tri Thức tổng hợp