QUÍT
-
Tên khoa học: Citrus deliciosa Tenore (Citrus reticulate Blanco), họ Cam (Rutaceae); còn gọi Cam quất – Hoàng quất.
-
Bộ phận dùng: Quả quít non cắt đôi (Fructus Citri deliciosae immaturus) phơi khô gọi là Thanh bì. Được ghi nhận vào Dược điển VN.
-
Vỏ quả quít chín ( Pencảpium Citri deliciosae) phơi khô để lâu năm gọi là Trần bì. Được ghi nhận vào Dược điển VN và TQ.
-
Hạt quả quýt chín (Semen Citri deliciousae) phơi khô gọi là quất hạch. Được ghi nhận trong dược điển TQ.
-
-
Mô tả: Cây qúit là một cây nhỏ, lá mọc so le, mép có răng cưa nhỏ mau, lá nhẵn thơm, vỏ cây cũng có mùi thơm. Hoa nhỏ màu trắng, mọc đơn độc ở kẽ lá. Quả hình cầu, hai đầu dẹt, khi chín màu vàng cam đỏ, vỏ mọng, nhẵn bóng, hơi lồi lõm, dễ bóc, trong đó có những múi xếp thành hình nan hoa bánh xe. Khi ăn chín ăn ngọt ngon. Trong múi chứa nhiều hạt. Cây quít được trồng nhiều ở nước ta, tuy phân ra nhiều loại như quýt hôi, chua, hay ngọt nhưng vỏ đều dùng làm thuốc được.
-
Thu hái và chế biến:
-
Thanh bì: Mùa thu hái tháng 7 – 9. Hái tỉa quả quit còn non hay nhặt những quả mới rụng, đường kính 3 – 5cm. Đem về cắt đôi rồi đem phơi hay sấy ở 40 – 50độ C đến thật khô. Theo Dược điển TRung Quốc chia thành:
-
Những quả quít non nhỏ, để nguyên phơi khô lọi là Thanh bì tư.
-
Những quả quít nhỡ, để nguyên phơi khô là Cá thanh bì (như ta).
-
Quả quít to khía làm 4 mảnh sát tới cuống, bỏ múi bên trong gọi là Tư hoa thanh bì.
-
-
Thanh bì mùi thơm mát, vị đắng tê. Loại thanh bì khô, da màu nâu sẫm, ruột cũng khô, vỏ có mùi thơm mát, có tinh dầu, không sâu mốc là tốt. Thanh bì quả cắt đôi đường kính 2 – 4cm.
-
-
Trần bì: Mùa thu hái tháng 11- 1. Đến mùa quit chín, hái về, khía làm 3 – 4 mảnh đến sát cuống, ăn múi rồi xâu vỏ vào dây phơi thoáng gió, hoặc sấy nhẹ cho khô.
-
Không nên treo gác bếp có đun rơm rạ vì sẽ mất tinh dầu và bị đen, bẩn.
-
Trần bì mùi thơm, vị hơi ngọt, sau thấy đắng cay. Loại trần bì khía thành mảnh to, nguyên cái, khô, màu nâu hay vàng, có mùi thơm, không lẫn các vỏ cam hay vỏ bưởi, không vụn nát, không sâu mốc là tốt.
-
-
Quất hạch: Mùa thu hái tháng 11 – 1, khi ăn quít chín, thu nhặt lấy hạt, rửa sạch, phơi khô. Quất hạch ít mùi, vị đắng. Loại quất hạch hạt đều, già, mập, trắng sạch, khô, không lẫn tạp chất là tốt.
-
-
Công dụng:
-
Thanh bì: Theo Đông y, thanh bì vị đắng cay, tính ấm, vào 2 kinh Can Đởm. Có tác dụng lợi gan phá khí, làm tan chất kết tụ, giảm đau, tiêu thực. Dùng chữa các chứng bệnh đau tức ngực, khó thở, sưng vú, sán khí, ăn uống không tiêu.
-
Liều dùng 3 – 10g. Sao vàng sắc uống.
-
Theo Tây y, thanh bì có tác dụng giúp tiêu hóa thông đờm, chống hen, chống co thắt..
-
Lưu ý: Người yếu mệt không có tích trệ, không được dùng.
-
-
Trần bì: Theo Đông y, trần bì vị đắng cay, tính ấm vào 2 kinh Tỳ, Phế. Có tác dụng điều hòa khí, tiêu đờm, táo thấp, tiêu chất bị ứ đọng, làm mạnh tỳ. Dùng chữa các chứng bệnh tức ngực, đầy bụng, không tiêu, nôn mửa, tiêu chảy, ho có nhiều đờm. Đông y, cho rằng năm giới rất cần trần bì (nam bất ngoại trần bì, nữ bất ly hương phụ).
-
Liều dùng: 3 – 10g. Dùng sống hay sao, sắc uống.
-
Lưu ý: Người âm hư, miệng khát không được dùng.
-
-
Quất hạch: Theo Đông y, Quất hạch vi đắng, tính bình, vào 2 kinh Phế, Thận. Có tác dụng điều hòa khí, giảm đau. Dùng chữa chứng ruột non thoát vị, dái sưng đau, lưng đau, thận lạnh.
-
Liều dùng: 3 – 10g, có thể tẩm muối sao vàng, sắc uống.
-
-
Ngoài ra còn dùng cả: Lá quit (quất diệp) chữa sưng vú, sắc uống; Xơ quả quit (quất lạc): chữa ho, đau tức ngực sườn, sắc uống.
-
-
Một số bài thuốc ứng dụng:
-
Bài số 1: Chữa tiêu hóa kém, ho có đờm, nôn mửa, nhức đầu, tim hồi hộp: Trần bì 6g; bán hạ chế 3g; Phục linh 3g; Cam thảo 3g; Sắc uống.
-
Bài số 2: Chữa dạ dày, lạnh sinh nôn, ợ hơi: Trần bì 9g; Gừng sống 6g. Sắc uống.
-
Bài số 3: Chữa sán khí: Thanh bì 6g; Hồi hương 3g; Xuyên luyện tử 3g; Ngô thù du 3g; Mộc hương 3g; Quế tâm 3g. Tán bột hay sắc uống.
-
-
Bảo quản nơi khô ráo thoáng mát.
Đông y Thiện Tri Thức tổng hợp