MỘT SỐ BÀI THUỐC DÂN GIAN CHỮA BỆNH PHỔI – PHẦN 1

  1. Ngân hoa, mật ong

  • Dùng 30g ngân hoa, cho vào 500ml nước, sắc lấy nước, bỏ bã, để nguội. Cho 30g mật ong vào nước thuốc quấy đều. Uống làm 3 – 4 lần, uống hết trong ngày.

  • Tác dụng thanh nhiệt, giải độc, giảm đau. Chủ trị viêm phổi chớm vào giai đoạn II: sốt rét dữ dội, nhức đầu ho, tức ngực đau âm ỉ, không ra mồ hôi, hoặc ra rất ít, đầu lưỡi đỏ, lưỡi trắng, mạch phù.

  1. Cháo gạo tẻ, lá tre, thạch cao

  • Lá tre tươi 200g, rửa sạch, thạch cao sống 100g, sắc lấy nước vớt bỏ bã. Dùng 100g gạo tẻ, cho vào nước lá tre thạc cao nấu thành cháo. Mỗi ngày ăn 2 – 3 lần.

  • Tác dụng thanh nhiệt, tiêu đờm. Chữa trị viêm phổi, đờm ra nhiều, nóng, ngạt thở, sốt cao, khát nước, đờm đặc, màu gỉ sắt hoặc có máu, thở dốc, tức ngực, thở khó, nôn nao không yên, lưỡi đỏ, rêu vàng, mạch hoạt hồng.

  1. Rễ cỏ tranh sắc với nước ngó sen

  • Rễ cỏ tranh tươi 150g, thái nhỏ, ngó sen tươi 200g, thái lát. Sắc láy nước uống. một ngày uống 4 – 5 lần.

  • Tác dụng thanh nhiệt, tiêu đờm, cầm máu. Đặc biệt chữa khỏi viêm phổi, trong đờm có máu. Chữa trị viêm phổi sốt cao không giảm, về đêm càng sốt cao hơn, hôn mê, nói nhảm, thở gấp, khò khè, trong đờm có vết máu, môi thâm, lưỡi đỏ, rêu vàng, mạch vi.

  1. Rễ lau, tuyết lê, mã thày

  • Dùng rễ lau tươi, tuyết lê (bỏ vỏ), mã thày (bỏ vỏ), ngó sen tươi mỗi thứ 500g, mạch môn đông tươi 100g. Tất cả đem giã nát, vắt lấy nước, trộn vào nhau. Uống tươi hoặc đun sôi uống. Uống nhiều lần trong ngày.

  • Tác dụng thanh nhiệt, giải phiền, an thần. Dưỡng âm, bổ máu, mát phổi. Bổ âm, sinh huyết, sau thời kỳ măc bệnh. Chữa trị viêm phổi thời kỳ hồi phục nóng nhiều, mát ít, miệng khô hơi thở nóng, trong người cồn cào, bực bội, mất ngủ táo bón.

  1. Cháo gạo tẻ, nhân sâm, gừng tươi

  • Bột nhân sâm 6g hoặc bột đẳng sâm 30g, gừng tươi 5 lát, gạo tẻ 100g. Tất cả đem nấu thành cháo. Mỗi ngày ăn 2 đến 3 lần.

  • Tác dụng bổ hư, tăng cường khí huyết. Chữa trị viêm phổi, khí hư sau khi mắc bệnh viêm phổi, ra mồ hôi trộm, chân tay giá lạnh, thần kinh mệt mỏi, tim hồi hộp, thở đứt hơi.

    • Những người sốt nhiều chưa bớt không dùng thuốc này.

  1. Ý dĩ nấu với bách hợp (bẹ lá cây hoa huệ)

  • Ý dĩ 200g, bách hợp 50g, cho vào 5 bát nước, sắc lấy 3 bát. Chia làm 4 lần uống hết trong 1 ngày.

  • Tác dụng nhuận phổi, thanh nhiệt, tiêu đờm. Chữa trị ho, đau vùng ngực, đờm đặc, có mùi hôi, hụt hơi, thở dốc.

  1. Gừng nấu với chao đậu, mạch nha

  • Dùng 30g gừng khô, 15g chao đậu nhạt. Cho nước vừa đủ, đun sôi. Cứ 30 phút gạn nước 1 lần, lại cho nước vào sắc (sắc 2 nước). Sau đó trộn 2 nước vào nhau, đun  nhỏ lửa, cô đặc  lại cho 250g mạch nha vào quấy đều, tiếp tục đun nhỏ lửa cho đến khi dùng đũa quấy thấy thành sợi, không dính là được. Để nguội, đổ ra khay, chia thành khoảng 100 miếng nhỏ, ăn dần.

  • Tác dụng trừ phong, tán hàn, thông đờm. Chữa trị chứng ho do cảm lạnh bệnh mới chớm ho, đờm loãng, trắng, nhức đầu, ngạt mũi, sốt rét dữ dội, rêu lưỡi trắng, mạch phù, gấp.

  1. Cao long nhãn, sâm, mật ong

  • Đảng sâm 250g, sa sâm 150g, long nhãn 120g. Trước hết đem ngâm trong nước một lúc, sau đó đun nhỏ lửa, sắc kỹ (lấy 3 nước). Hòa 3 nước thuốc vào nhau, đun nhỏ lửa, cô đặc, cho mật ong, quấy đều, đun sôi thì ngừng để nguội. Mỗi lần uống 1 thìa,, uống với nước sôi, mỗi ngày uống 3 lần.

  • Tác dụng mát phổi, giải nhiệt, khỏi ho. Chữa trị bệnh ho do ráo phổi, ho khan không có đờm, hoặc đờm rất ít, dính, sát khó khạc ra, miệng khô, hơi thở nóng hoặc sốt cao, trong đờm có vết máu, đầu lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng, khô, mạch vi.

  1. Bối mẫu, tuyết lê.

  • Dùng 1 quả lê to rửa sạch, bổ dọc quả lê làm 2 mảnh, bỏ hột ra, cho vào trong quả lê 10g xuyên bối mẫu úp 2 mảnh lại, buộc chặt lại. Cho quả lê vào trong bát trộn vào 30g đường phèn, 1 ít nước. Đặt bát lê vào nồi, đậy vung, đun nhỏ lửa. Khoảng 40 phút là được. Ăn lê, uống nước.

  • Tác dụng bổ âm, nhuận phổi, tiêu đờm, khỏi ho. Chữa trị bệnh ho do phế hư như thể chất hư nhược, ho kéo dài, sợ gió, tiếng ho nhỏ, yếu, thở dốc, hụt hơi, lưỡi đỏ, rêu lưỡi ít, mạch vi.

  1. Đu đủ hấp với mật ong

  • Dùng một quả đu đủ chín, gọt bỏ vỏ, thái lát cho mật ong hấp chín.

  • Tác dụng thanh nhiệt, nhuận phổi, tăng cường khí huyết. chữa bệnh ho khan, ít đờm.

MỘT SỐ BÀI THUỐC DÂN GIAN CHỮA BỆNH PHỔI – PHẦN 2

Bài viết có tính tham khảo không thay thế cho sự khám và điều trị của thày thuốc.
Đông y Thiện Tri Thức tổng hợp.

 

Bài viết liên quan