XUYÊN KHUNG

  • Tên khoa học: Ligusticum wallichii Franch, họ Hoa tán (Apíceae) còn gọi là Khung cùng – Hồ khung – tăng ky (Lào cai).
     
  • Bộ phận dùng: Thân – rễ thường gọi là củ của cây xuyên khung, đã chế biến khô (Rhizoma Ligustici Wallichii). Được ghi nhận vào Dược điển VN và TQ.
     
  • Mô tả cây: Cây xuyên khung là một cỏ sống lâu năm, cao 40 – 60cm, thân từ củ mọc lên, có nhiều đốt rỗng ở giữa. Lá mọc đôi lá kép nhiều lần lông chim, cuống lá dài có bẹ. Hoa tự hình tán nhỏ mọc ở đầu cành, hoa màu trắng, nở vào cuối mùa thu. Quả bế đôi, hình trứng. Cây xuyên khung được trồng nhiều ở các vùng khí hậu mát, lạnh như Hà giang, Lào cai, Lai châu, Tam đảo (Vĩnh phúc), trồng bằng những đốt mắt thân vào cuối mùa xuân, sau 2 năm là thu hoạch được. Có 2 loại xuyên khung: Loại lá nhỏ, củ nhỏ, nhiều tinh dầu, mùi thơmm ,củ chắc và loại thứ 2 là Loại củ to, lá to, mùi thơm, kém loai trên.


     
  • Thu hái và chế biến: Thu hái vào mùa thu (tháng 10 – 12). Đào lấy củ, cắt bỏ phần trên cổ rễ và rễ con, rửa sạch đất cát, phơi hoặc sấy nhẹ lửa (40 – 60 độ) cho khô. Trung bình cứ khoảng 3,4 kg tươi thì được 1kg khô. Người sấy xuyên khung thướng xuyên hoặc tiếp xúc quá lâu với xuyên khung có thể bị chảy máu mũi.
     
    • Xuyên khung mùi thơm đậm đặc biệt, vị đắng cay, tê lưỡi. Loại xuyên khung của to, mập khô, đường kính trên 4cm, có nhiều chỗ lõm, nguyên củ chắc, mùi thơm đậm, da màu vàng xám, thịt màu vàng ngà, đặc có nhiều dầubthơm là tốt..
       
    • Có 3 loại : Nguyên củ to, đường kính trên 4cm; loại củ to, đường kính từ 1 – 4cm và loại củ nhỏ và rễ.
       
  • Công dụng: Theo Đông y, xuyên khung vị cay, tính ấm vào 3 kinh  Can, Đởm, Tâm bào lạ. Có tác dụng lưu thông khí huyết, trừ phong giảm đau, làm vỡ mủ, sinh da thịt. Theo Tây y, xuyên khung có tác dụng chống co thắt, giảm đau, an thần, giãn mạch, giảm huyết áp. Dùng chữa các chứng bệnh nhức đầu, bụng trướng, ngực tức, chân tay lạnh, tê bại, ung nhọt, áp xe, phụ nữ kinh nguyệt không đều, tắc kinh, vô kinh, các chứng bệnh về tuần hoàn máu, động mạch vành, hệ mạch máu não. Liều dùng: 2,5 – 5g, dùng sống hoặc sao qua sắc uống.
     
    • Lưu ý: Người âm hư hỏa vượng không được dùng. Phụ nữ có thai hoặc kinh nguyệt quá nhiều phải cẩn thận. Không được dùng xuyên khung với hoàng liên, hoàng kỳ và sơn thù.
       
  • Một số bài thuốc ứng dụng:
     
    • Bài số 1: Hoạt huyết điều kinh, chữa phụ nữ kinh nguyệt không đều, yếu lạnh không thụ thai:

Ngô thù

4 g

Đương quy

6 g

Xuyên khung

4 g

Bạch thược

4 g

A giao

2 g

Đan bì

4 g

Nhân sâm

4 g

Quế chi

2 g

Cam thảo

4 g

Sinh khương

4 g

Bán hạ

4 g

 

 

Sắc uống.

  • Bài số 2: Bát trân hoàn (Tứ quán bổ khí + tứ vật bổ huyết) chữa hao tổn khí huyết, người yếu mệt, thiếu máu, phụ nữ kinh nguyệt không đều.

Đảng sâm

8 g

Cam thảo

4 g

Phục linh

4 g

Bạch truật

4 g

Thục địa hoàng

8 g

Bạch thược

4 g

Xuyên khung

4 g

Đương quy

6 g

Tán thành bột mịn, luyện với mật ong làm thành viên uống với nước ấm.

  • Bài số 3: Chữa phụ nữ kinh nguyệt không đều, khó sinh: Dùng Xuyên khung 6g; Đương quy 9g, Sắc uống mỗi tháng 10 ngày.
     
  • Bài số 4: Chữa đau đầu do phong nhiệt: Dùng Xuyên khung 5g; Tằm vôi 5g; Cúc hoa 10g; Thạch cao sống 10g; Tán bộthoặc sắc uống.
  • Bảo quản nơi khô  ráo, mát, năng phơi sấy vì dễ mốc mọt.

Bài viết có tính tham khảo không thay thế cho sự khám và điều trị của thày thuốc.
Đông y Thiện Tri Thức tổng hợp.

Bài viết liên quan