GỪNG

  • Tên khoa học: Zingiber offocinale Roscoe, họ Gừng (Zingiberaceae). Tên khác Khương (TQ). Bộ phận dùng là Thân, rễ thường gọi là Củ của cây Gừng. Được ghi nhận trong Dược điển VN Vf TQ.

  • Mô tả cây: Cây gừng là cây cỏ, sống lâu năm, cao 60 – 1m.Thân – rễ mềm lên thành củ, có nhiều nhánh. Lá mọc so le, không có cuống, có bẹ, hình mũi mác, dài độc 20cm, mặt bóng nhẵn. Trục hoa mọc từ gốc, dài độ 20cm, hoa tự thành bông, cánh hoa màu vàng xanh, mép cánh màu tím, nhị đực màu tím. Cây được trồng ở khắp nơi trên cả nước.

  • Thu hái chế biến: Thu hái vào mùa đông. Đào lấy các củ gừng già, rửa sạch đất cát, cắt bỏ các củ gừng vốn (gừng để làm giống) và các rễ con. Nếu chế loại 1 thì cạo vỏ rồi phơi sấy thật skhô. Nếu chế loại 2 thì không cạo vỏ mà chỉ đồ rồi phơi sấy thật khô. Gừng có mùi thơm đặc biệt, vị cay.

  • GỪNG SỐNG

    • Còn gọi là SInh khương (TQ)

    • Thu hái và chế biến: Đào lấy củ, rửa sạch đất, để nơi khô ráo, thoáng mát. Có thể vùi trong cát sạch hơi ẩm. Gừng sống củ to mập, chắc, cay, thơm, không lẫn củ non, không bị thối nát là tốt.

    • Công dụng:

  1. Gừng sống: Theo Đông Y, Sinh khương vị cay, tính ẫm, vào hai kinh Phế vị. Có tác dụng làm ra mồ hôi, trừ lạnh, cầm nôn mửa, thông đờm.

      • Dùng để chữa cảm lạnh, cúm, sổ mũi, nôn mửa, đầy bụng, bị ngộ độc bán hạ, thiên nam tính hay do thịt, cá, cua hoặc một số thức ăn khác.

      • Đối với Tây y, gừng sống có tác dụng: Giúp tiêu hóa chống nôn, chống viêm, giảm đau, bổ tim, kích thích cơ thể.

      • Liều dùng: 3 – 10g, sắc uống. Nếu đem lùi vào tro nóng già (bọc giấy bản, dấp nước 0 thì gọi là ối khương, có tác dụng làm ấm bụng.

  1. Nước gừng sống còn gọi là Khương trấp, dùng tẩm các vị thuốc rồi để mượn tinh ấm của gừng làm giảm tính lạnh vị thuốc đó, làm ấm tỳ vị (Sâm tẩm gừng sao…) Giã dập gừng sống, thêm nước, vắt lấy nước, tẩm độ 1h rồi sao; Nước gừng sống làm tăng cường tuần hoàn máu, chữa trúng phong, cấm khẩu, mê man, kéo đờm, ngất xỉu.

      • Lưu ý: Người bị chứng âm hư, nóng bên trong và phụ nữ có thai không dùng Sinh khương;

      • Vỏ củ gừng tươi (khương bì) cị cay, tính mát có tác dụng tiêu nước, chữa phù nước. Liều dùng 4 – 8g.

      • Gừng lùi (gừng sống vùi tro nhẹ lửa cho chín) còn gọi là Ối khương chữa đạu bụng do lạnh.

      • Gừng sống thái lát mỏng để trên huyệt châm cứu rồi đặt mồi ngài lên rồi châm hương cho nháy ngát.

  1. Một số ứng dụng:

      • Bài số 1: Chữa lạnh bụng sinh nôn mửa, nôn khan: Sinh khương 5g; Bán hạ 3g. Sắc uống.

      • Bài số 2: Chữa ngoại cảm, phong hàn, cúm đau đầu, ngạt mũi: Gừng sống 9g; Lá tía tô 6g; Phòng phong 9g. Sắc uống.

  • GỪNG KHÔ:

    • Còn gọi là Can khương (TQ).

    • Thu hái chế biến: Gừng khô: Loại 1 (cạo sạch vỏ) gọi là Gừng trắng – Bạch khương: Nguyên củ già, càng to càng tốt, không lẫn củ non, khô, chắc, nặng, da ít nhăn màu vàng tro, nhiều thịt,màu vàng nâu xám, vị cay thơm, không mốc mọt, vụn nat là tốt.

    • Công dụng: Gừng khô theo Đông y, vị cay, tính ấm vao 4 kinh Tâm phế, Tỳ, Vị. Có tác dụng làm ấm dạ dày, trừ lạnh, hồi dương, thông mạch, làm ra mồ hôi. Dùng chữa các chứng bệnh đau, tức ngực, ho hen, lạnh chân tay, mạch yếu, tê thấp, đầy hơi.

      • Liều dùng: 1.5 – 5 g, tán bột hay sắc uống.

      • Can khương sao qua, gọi là Bào khương thì cay đắng, tính rất nóng; Can khương sao xem (ngoài đen trong vàng) là Tiêu khương; Can khương sao chảy (ngoài cháy đen, trong còn ít vàng) là Thán khương, đều dùng chữa đau bụng, cầm máu.

      • Lưu ý: Người bị chứng âm hư, nóng trong, biểu hư mà ra mồ hôi vì nhiệt mà mất máu không dùng Can khương.

    • Ứng dụng chữa mọi chứng hư thoát, quyết nghịch, chân tay lạnh, giã, rã rời: Phụ tử 2, 5g. Can khương 5g; Chích cam thảo 3g. Sắc uống.

Đông y Thiện Tri Thức tổng hợp

Bài viết liên quan