Y HỌC CỔ TRUYỀN VÀ BỆNH LÝ PHỤ KHOA – CHỮA KHÍ HƯ (ĐỚI HẠ) – Phần 1
CHỮA KHÍ HƯ (ĐỚI HẠ) – Phần 1
Về mặt sinh lý, Kinh nguyệt do huyết biến hóa mà tâm chủ huyết, can tang huyết, tỳ thống huyết, thận tàng tinh tủy sinh huyết, phế là nơi hội của huyết mạch. Sự hoạt động mạnh hay yếu của 5 tạng đều có quan hệ mật thiết đến sự hoạt động sinh dục nữ; Bệnh có liên quan thường bắt nguồn do khí huyết không điều hòa gây chứng huyết nhiệt, khí thăng làm huyết nghịch gây ho ra máu, chảy máu cam…hoặc do hoạt động của ngũ tạng không điều hòa gây các bệnh phụ khoa như kinh nguyệt không đều, bế kinh, vô kinh, rong huyết, lao động mệt nhọc…hoặc do mạch xung nhâm bị thương tổn ảnh hưởng đến khí huyết gây các chứng vô sinh, đẻ non, sảy thai… Chẩn đoán và Điều trị phụ thuộc nhiều yếu tố đòi hỏi việc khám và chữa bệnh phải được thực hiện bới các lương y có kiến thức và trình độ chuyên sâu. Chúng tôi xin giới thiệu một số bài thuốc y học cổ truyền giúp các bạn đọc có thêm tư liệu tham khảo.
1. Nguyên nhân và chỉ định chữa bệnh bằng các phương pháp YHCT
- Chỉ định chữa các bệnh:
Trường hợp bệnh ra khí hư do nội tiết, do nhiều hoặc ít Folliculin.
Trường hợp ra khí hư do nhiễm trùng, nấm ở âm đạo, âm hộm cổ tử cung, niêm mạc tử cung, viêm phần phụ (ống dẫn trứng, dây chằng)
- Không chữa các trường hợp bệnh ra khí hư do ung thư thân và cổ tử cung
2. Chữa khí hư do nguyên nhân bởi nhiễm trùng: Y học cổ truyền cho rằng thấp nhiệt gây chứng ra khí hư màu vàng (hoàng đới)
Triệu chứng: khí hư ra nhiều, kèm theo có huyết dích, mùi hôi tanh, màu vàng nặng, hoa mắt, hay mệt nhọc, khát mà không muốn uống, ít ngủ, táo hoặc tiêu chảy, nước tiểu ít và đỏ, có thể đi tiểu luôn và đau; rêu lưỡi vàng nhờn, mạch nhu sác;
Phương pháp chữa: thanh nhiệt trừ thấp, kiện tỳ
Bài thuốc:
- Dùng ngoài: Xà sàng tử tán, viên bạch đới, bột bạch đới (phèn phi 20g; bằng sa 2g); glycerin palmatin; Các loại thuốc trên chỉ có tác dụng với nhiễm trùng âm đạo, loét cổ tử cung thể loét nông (không có tác dụng với loét sâu, lộ tuyến);
Viên DH chế bằng: phèn phi 12g; bằng sa 20g; Hoàng bá 28g; Thạch cao 28g; Ô tặc cốt 40g; Băng phiến 16g)
Tác dụng: khứ hủ sinh cơ (mất tổ chức hoại tử, mọc tổ chức hạt, liền vết thương);
Thuốc chữa Trichomonas: bạch tiểu bì 80g; Sa sàng tử 40g; Đun sôi 1,5 lít nước trong 30 phút còn 1 lít rửa ấm ngày 1 lần;
- Thuốc dùng trong
Bài 1: Dịch hoàng thang
Sơn dược |
40 g |
Khiếm thực |
40 g |
Xa tiền tử (sao) |
4 g |
Bạch quả (đập nát) |
10 quả |
Hoàng bá |
8 g |
|
|
Bài 2: Chỉ đới phương
Nhân trần |
20 g |
Trư linh |
12 g |
Phục linh |
12 g |
Xa tiền |
16 g |
Trạch tả |
12 g |
Xích thược |
8 g |
Đan bì |
8 g |
Ngưu tất |
12 g |
Chi tử |
8 g |
|
|
Bài 3: Long đởm tả can thang gia giảm
Long đởm thảo |
8 g |
Sài hồ |
8 g |
Sơn chỉ |
12 g |
Xa tiền |
12 g |
Bạch thược |
8 g |
Sinh địa |
8 g |
Mộc thông |
8 g |
Hoàng bá |
8 g |
Tỳ giải |
12 g |
Phục linh |
8 g |
Ý dĩ |
12 g |
|
|