MỘT SỐ THỰC ĐƠN DINH DƯỠNG CHO NGƯỜI TÁO BÓN

  1. Chuối, Cam, táo tây

  • Nguyên liệu: Chuối ½ quả; Đào mật 100g; Táo tây ½ quả; Cam ½ quả; Sữa tươi 200g, Nước 150g; Mật ong 1 thìa.

  • Cách làm: Lấy táo rửa sạch, cam gọt vỏ, bỏ hạt, cắt nhỏ. Chuối bỏ vỏ, đào mật rửa sạch gọt bỏ vỏ, bỏ hạt. Trộn chung các loại và cho vào máy xay trước, sau đó cho thêm mật ong vào xay chung (dùng thêm 1 cục đá cho bông nước). Sau cùng cho sữa bò vào khuấy đều , đổ ra ly là dùng được.

  • Nước ép này có tác dụng làm mạnh đường tiêu hóa. Những người bệnh thận và đau bụng tiêu chảy không dùng bài này.

  1. Đu đủ, chanh

  • Nguyên liệu: Đu đủ chín vàng ¼ quả; Chanh 1 quả. Nước sôi 100ml.

  • Đu đủ gọt sạch vỏ, bỏ hạt cắt nhỏ. Chanh vắt lấy nước cốt. Cho đu đủ, nước chanh, nước sôi vào máy say sinh tố xay khoảng 1 phút.

  • Nước này giúp giảm sự thay đổi sắc tố da. Trợ tiêu, phòng bệnh cảm, thải độc và lợi tiểu.

  1. Táo tây, dứa

  • Nguyên liệu: Lô hội 1 đoạn nhỏ; Táo tây 1 quả; Dứa ½ trái; Cà rốt 1 củ; Nước và đường vàng vừa đủ.

  • Lô hội xắt đoạn nhỏ, bỏ vỏ; Táo tây gọt vỏ , bỏ hạt xắt nhỏ, dứa gọt vỏ cắt nhỏ, cà rốt gọt vỏ, cắt nhỏ. Cho các loại nguyên liệu vào máy éo nước rau quả. Ép xong đổ vào lý pha thêm nước và chút đường khuấy đều là dùng được

  • Nước này có tác dụng giải nhiệt, nhuận tràng thông tiểu tiện.

  1. Táo tây, nho xanh

  • Nguyên liệu gồm nho xanh 20 quả; Táo tây (xanh) ½ quả.

  • Nho hái lúc xanh, rửa sạch bỏ hạt; Táo tây gọt vỏ, cắt thành miếng. Cho nguyên liệu vào máy ép. Lấy nước cho thêm nước mát nếu muốn.

  • Nước này có tác dụng làm tươi da mặt, trị chứng đau bụng tiêu chảy táo bón.

  1. Nha đam, cải bắp, dứa

  • Nguyên liệu: Lô hội 10g; Cải bắp ¼ bắp; Dứa ¼ quả; Táo tây 1 quả; nước

  • Lô hội, cải bắp rửa sạch xắt miếng nhỏ; dứa táo tây bỏ vỏ, hạt cắt nhỏ. Cho nguyên liệu vào máy ép. Lấy nước rót vào ly cho thêm nước nếu muốn.

  • Nước có tác dụng làm mạnh hệ tiêu hóa, dạ dày ruột.

  1. Bắp cải, nha đam, táo tây

  • Nguyên liệu: Bắp cải 100g, Nha đam 200g, Táo tây 1 quả. Chanh 1/6 quả

  • Táo tây rửa sạch, gọt bỏ vỏ, bổ đôi, bỏ hạt, thái miếng, chanh và nha đam rửa sạch, bỏ vỏ, bỏ hạt, thái nhỏ.

Bắp cải ngắt từng lá, rửa sạch, để ráo nước, lần lượt chon nha đam, táo, chanh cho vào máy ép, ép thành nước đổ ra lý khuấy đều là uống được. Khi uống có thể pha thêm nước mát.

Lưu ý: Nha đam nhiều C nhưng hơi đắng, cho thêm bắp cải có vị ngọt hoặc 1 chút giấm và chanh để giảm vị đắng, giúp đẩy nhanh quá trình trao đổi chất.

  • Nước này có công dụng điều trị táo bón, sáng mắt, khỏe tóc.

  1. Nước táo , chanh

  • Quả táo tây ½ quả; Nước chanh 1 thìa nhỏ; Dưa hấu đỏ 300g; Đào ngọt 6 quả; Mật ong vừa đủ dùng.

  • Táo rửa sạch gọt vỏ, bỏ hạt. Dưa hấu bỏ hạt cắ miếng. Đào ngọt rửa sạch, gọt vỏ bổ đôi, bỏ hạt. Cho các nguyên liệu trên vào máy xay sinh tố, đổ vào ít nước đun sôi để nguội xaynhuyễn rồi cho mật ong vào khuấy đều để uống.

  • Nước có tác dụng nhuận tràng, hỗ trợ tiêu hóa.

  1. Nước táo, bưởi:

  • Nguyên liệu: Táo tây 2 quả; Bưởi ¼ quả. Nước chanh 15ml; Mật ong.

  • Bưởi bóc sạch bỏ hạt; Táo rửa sạch gọt vỏ thái miếng; Cho các loại vào máy ép, ép lấy nước sau đó cho mật ong và chanh vào trộn đều rồi uống. có thể thêm nước mát nếu muốn.

  • Nước này có tác dụng giúp tăng nhu động và bài tiết.

  1. Cháo gạo tẻ, hoa đào:

  • Nguyên liệu: Mỗi lần dùng 4g tươi (2g khô) hoa đào, 100g gạo tẻ.

  • Nấu cháo gần chín cho hoa vào đun chín. Cách ngày ăn 1 lần cho đến khi đi đai tiện bình thường.

  • Công dụng: Thanh nhiệt, nhuận tràng, thông đại tiện. Chủ trị Táo bón do ruột, dạ dày nóng, lao động mệt mỏi, khí huyết đều hư, âm hàn ngưng trệ, bài tiết khó khăn.

  1. Đường phèn, chuối tiêu:

  • Nguyên liệu: Chuối tiêu (bỏ vỏ), đường phèn.

  • Hấp cách thủy chuối với đường phèn, ăn mỗi ngày, ăn liên tục trong nhiều ngày.

  • Công dụng: Thanh nhiệt, nhuận tràng, giải dộc, bổ trong, mát da. Người ốm yếu, suy nhược lại bí đại tiện dùng bài này rất tốt. Những người tiểu đường không dùng bài này.

  1. Cao mật ong quả dâu

  • Nguyên liệu: 1kg dâu tươi; mật ong.

  • Cho dâu tươi vào nước sắc kỹ 2 lần, lấy được 1000ml nước. Đun nhỏ lửa cho đến khi đặc sệt, cho vào 300g mật ong. Quấy đều, đun nhỏ lửa cho sôi đều, tắt lửa, để nguội, cho vào lọ đậy kín. Mỗi lần dùng 20ml, uống với nước nóng, mỗi ngày uống 2 lần.

  • Công dụng: Nhuận tràng, thông đai tiện. Thích hợp với người bí đại tiện do khí hư huyết kém, chữa nhiều lần sẽ khỏi, thích hợp với người già và trẻ em.

  1. Cháo ngũ nhân và gạo tẻ:

  • Nguyên liệu: Vừng, hạt thông, nhân hạt đào, nhân hồ đào, hạnh nhân mỗi thứ 10g, tán nhỏ trộn 200g gạo tẻ,

  • Nấu các nguyên liệu trên thành cháo, quấy vào 1 chút đường vàng. Ăn hàng ngày vào 2 buổi sáng chiều.

  • Công dụng: Kiên vị, nhuận tràng, thông đại tiện. Bài thuốc này phù hợp với người cao huyết áp, táo bón thành quen. Người táo bón thành trĩ, chảy máu cũng dùng được bài thuốc này. Phụ nữ sau sinh đẻ bị táo bón cũng dùng được bài này nhưng giảm bớt vị hạt đào đi.

  1. Cháo hà thủ ô, táo tàu

  • Nguyên liệu: Hà thủ ô 50g sao kỹ, sắc lấy nước bỏ bã. 100g gạo tẻ, 3 quả táo, ít đường phèn.

  • Cho các nguyên liệu trên vào nấu thành cháo. Mỗi ngày ăn 1 lần

  • Công dụng: thông đại tiện, nhuận tràng, trị táo bón.

Lưu ý: Thông đại tiện rồi thì dùng thuốc. Người già bị tăng huyết áp, xơ cứng động mạch, âm huyết hư, táo bón sử dụng bài này rất tốt. Người đi ỉa lỏng không được dùng bài này. Khi dùng bài thuốc này kiêng ăn hành, tỏi, củ cải, thịt dê, thịt lợn.

  1. Cháo rau chân vịt

  • Nguyên liệu: 100g chân vịt, 100g gạo tẻ.

  • Rau rửa sạch cho vào luộc chín vớt ra thái nhỏ. Đem gạo nấu thành cháo, cho rau vào quấy đều, đun sôi lên là được. Mỗi ngày ăn hai lần.

  • Tác dụng: Nhuận tràng, thanh nhiệt, thông đại tiện, điều trị táo bón. Người mắc chứng huyết áp cao, tóa bón, người bị bệnh trĩ, táo bón ra máu dùng bài này rất tốt.

  1. Mật ong, hoa kim ngân

  • Nguyên liệu: Dùng 30g hoa kim ngân, cho vào 2 bát nước, sắc lấy 1 bát. Lọc lấy nước, cho vào 20g mật ong quấy đều. Sớm, chiều uống 2 lần.

  • Tác dụng trừ táo bón, thông đại tiện đặc biệt tốt cho người già bị táo bón
     

    Bài viết có tính tham khảo không thay thế cho sự khám và điều trị của thày thuốc.
     

    Đông y Thiện Tri Thức tổng hợp.

Bài viết liên quan