Y HỌC CỔ TRUYỀN VỚI BỆNH TIÊU CHẢY (ỈA CHẢY)
Ỉa chảy hay tiêu chảy là triệu chứng do nhiều nguyên nhân gây bệnh được mô tả trong phạm vi chứng tả của y học cổ truyền.
Tiêu chảy được phân làm 2 loại là cấp tính và mạn tính.
Tiêu chảy cấp tính thường do lạnh (hàn thấp) và do nhiễm trùng (thấp nhiệt) do ăn uống (thực tích), tiêu chảy mạn tính thường do rối loạn tiêu hóa do kém hấp thu, loạn khuẩn do viêm đại tràng mãn tính (do amip, loét, lao ruột, thần kinh quá mẫn).
Y học cổ truyền cho rằng đây là do công năng của tỳ vị bị giảm sút không vận hóa được thủy cốc, do can tỳ bất hòa gây ra…
-
Tiêu chảy cấp tính:
-
Do hàn thấp, thường gặp tiêu chảy do nhiễm lạnh, lên men hơi.
-
-
Triệu chứng: đau đầu, đau mình, bụng đau, sôi bụng, ỉa chảy hơi sợ lạnh, sợ gió, rêu lưỡi trắng dày, tiểu tiện ít mạch nhu hoãn, phù hoãn.
-
Phương pháp chữa: giải biểu tán hàn (ôn tán táo thấp, ôn trung táo thấp), phương pháp hóa trọc (phương hương có tinh dầu thơm).
-
Bài thuốc:
-
Bài 1:
-
-
Sa nhân
8g
Biển đậu
12g
Rau má sao vàng
10g
Hạt mã đề
8g
Hoắc dương
8g
Gừng
2g
Hương phụ
8g
Sắc uống ngày 1 thang.
-
-
Bài 2:
-
-
Hoắc hương
12g
Trần bì
8g
Sa nhân
8g
Hương phụ
8g
Nam mộc hương
8g
Hạt vải
8g
Nam hậu phác
10g
Tán bột làm viên hay sắc uống ngày 10g.
-
-
Bài 3: Hoắc hương chính khí tan gia giảm
-
-
Hoắc hương
40g
Đại táo
4quả
Hậu phác
12g
Đại phúc bì
10g
Tô diệp
10g
Bạch truật
10g
Trần bì
6g
Phục Linh
8g
Cát cánh
10g
Bán hạ chế
6g
Gừng
4g
Cam thảo
6g
Bạch chỉ
10g
Tán bột ngày uống 16 đến 20g dùng thuốc sắc liều lượng thích hợp, ngày 1 thang.
Châm cứu châm tả các huyệt Thiên khu, Trung quản, Hợp cốc, Túc tam lý.
-
-
Do thấp nhiệt (ỉa chảy nhiễm trùng)
-
-
Triệu chứng: nôn mửa, ỉa chảy nhiều lần, phân vàng có hạt, mùi thối, hậu môn nóng rát, mạch sác
-
Phương pháp chữa là thanh nhiệt lợi thấp, hóa thấp phương hương hóa trọc.
-
Bài thuốc:
-
Bài 1: Bột đỗ ván trắng:
-
-
Bạch biển đậu
20g
Ô mai
12g
Sa nhân
12g
Sắn dây
12g
Thảo quả
12g
Cam thảo
6g
Tán bột làm viên uống 20g một ngày với nước chè đặc.
-
-
Bài 2: Bài cầm tiêu chảy
-
-
Sắn dây
12g
Cam thảo dây
12g
Ngân hoa
12g
Hậu phác
12g
Mã đề
10g
Hoàng liên
10g
Rau má sao
12g
Sắc uống mỗi ngày 1 thang.
-
-
Bài 3: Cát căn cầm liên thang
-
-
Cát căn
12g
Kim ngân hoa
16g
Hoàng liên
8g
Cam thảo
6g
Hoàng cầm
12g
Mộc thông
12g
Nhân trần
20g
Hoắc hương
6g
Châm cứu: Châm tả các huyệt trên (như hàn thấp) thêm các huyệt Nội đình , Âm lăng tuyền.
-
-
Do ăn uống (thực tích)
-
-
Triệu chứng: bụng đau nhiều phân thối, chướng bụng, ợ hơi, đại tiện xong đỡ đầy. mạch huyền sác hay trầm huyền.
-
Phương pháp chữa: tiêu thực đạo trện (tiêu hóa đồ ăn)
-
Bài thuốc:
-
Bài 1:
-
-
Vỏ rụt
12g
Can khương
6g
Thần khúc
8g
Lá ổi
8g
Thảo quả
8g
Hoắc hương
8g
Tán bột làm viên ngày uống 8g đến 10g.
-
-
Bài 2: Chỉ thực đạo trệ hoàn
-
-
Chỉ thực
8g
Hoàng liên
8g
Bạch truật
12g
Trạch tả
8g
Phục linh
6g
Đại Hoàng
8g
Tán bột làm viên ngày uống 20g
-
-
Bài 3: Bảo hòa hoàn
-
-
Sơn tra
12g
Trần bì
4g
Thần khúc
8g
Liên kiều
4g
Bán hạ
12g
Hạt củ mài
4g
Phục linh
12g
Sắc uống mỗi ngày 1 thang hoặc tán bột uống mỗi ngày 20g. Châm cứu: dùng châm tả các huyệt Thiên khu, Trung quản, Túc tam lý, Tam âm giao, Thái bạch…
-
Tiêu chảy mạn tính:
-
Tỳ vị hư: Gặp trong các trường hợp rối loạn tiêu hóa do kém hấp thu, loạn khuẩn, viêm đại tràng mãn.
-
-
Triệu chứng: phân nát, sống phân, ăn ít, người mệt mỏi, sắc mặt càng nhợt, cơ thể phù dinh dưỡng, chất lưỡi nhạt, mạch nhu hoãn.
-
Phương pháp chữa: bổ tỳ vị (kiện tỳ trợ vận)
-
Bài thuốc:
-
Bài 1:
-
-
Bố chính sâm
13g
Ý dĩ sao
12g
Sa nhân
8g
Gừng khô
6g
Trần bì
8g
Vỏ rụt
6g
Củ mài
12g
Ngày uống 1 thang
-
-
Bài 2: Tứ quân tử thang gia giảm
Bạch truật
12g
Hoài sơn sao
12g
Đảng sâm
12g
Trần bì
8g
Cam thảo
6g
Sa nhân
6g
-
Bài 3: Sâm linh bạch truật tán
-
-
Đẳng sâm
12g
Ý dĩ sao
12g
Biển đậu
12g
Trần bì
6g
Bạch truật
12g
Liên nhục
12g
Cam thảo
6g
Cát cánh
6g
Tán bột mỗi ngày uống 20g hoặc sắc uống ngày 1 thang. Cứu các huyệt Trung quản, Thiên khu, Đại hoành, Tỳ du, Vị du, Tam túc lý…
-
-
Thận dương hư hay mệnh môn hỏa: gặp ở người già tiêu chảy mạn, những người dương hư…
-
-
Triệu chứng: hay đi ỉa chảy vào buổi sớm, sôi bụng, đau bụng ở hạ vị, sống phân, bụng chướng lạnh, ăn kém, chậm tiêu, tay chân lạnh, mạch trầm tế, nhược. Thể này còn gọi là tỳ thận dương hư.
-
Phương pháp chữa: ôn bổ tỳ, thận dươngm ôn bổ mệnh môn tỳ dương.
-
Bài thuốc:
-
Bài 1:
-
-
Vỏ ối dộp
12g
Phá cố chỉ
12g
Vỏ quả lựu
12g
Thỏ ty tử
20g
Nụ sim
20g
Quế
6g
Hoắc hương
12g
Gừng khô
8g
Trần bì
20g
Tán nhỏ mỗi ngày uống 20g.
-
-
Bài 2: Tứ thần hoàng thang
-
-
Phá cố chỉ
10g
Ngũ vị tử
6g
Nhục đậu khấu
8g
Ngô thù
8g
Tán nhỏ ngày uống 20g hoặc sắc uống ngày 1 thang.
-
-
Bài 3: Phụ tử lý trung thang phối hợp với tứ thần hoàn
-
-
Phụ tử chế
8g
Phá cố chỉ
12g
Đảng sâm
12g
Ngô thù
4g
Bạch truật
12g
Nhục đậu khấu
6g
Can khương
6g
Trích cam thảo
6g
Cứu các huyệt Quan nguyên, Khí hải, Quy lai, Thận du, Mệnh môn, Tỳ du, Túc tam lý.
-
-
Can tỳ bất hòa: gặp ở người tiêu chảy do tinh thần.
-
-
Triệu chứng: mỗi khi giận dữ, suy nghĩ, hay bị kích động, sẽ bị tiêu chảy nhiều hơn, đầy bụng, đau bụng, sôi bụng, ngực sườn đầy tức, ợ hơi, ăn kém, mạch huyền.
-
Phương pháp: điều hòa can tỳ
-
Bài thuốc:
-
Bài 1
-
-
Cát căn
12g
Rau má
12g
Cúc hoa
8g
Đẳng sâm
12g
Sa tiền tử
8g
Cam thảo dây
12g
Sắc uống ngày 1 thang
-
-
Bài 2: Thống tả yếu phương
-
-
Phòng phong
8g
Sài hồ
12g
Bạch thược
8g
Trần bì
6g
Bạch truật
8g
Chỉ xác
6g
Nếu tiêu chảy kéo dài thêm ô mai 8g, mộc qua 12g, đầy bụng thêm mộc hương 6g, hương phụ 6g. Châm các huyệt Thái xung, Chương môn, Kỳ môn, Can du, Tỳ du, Tam túc lý, nội quan.
Đông y Thiện Tri Thức tổng hợp.