CÁC BÀI THUỐC TRỊ ĐAU DẠ DÀY THEO Y HỌC CỔ TRUYỀN – Phần 2
CÁC BÀI THUỐC TRỊ ĐAU DẠ DÀY THEO Y HỌC CỔ TRUYỀN – Phần 2
- THANG TRỊ ĐAU DẠ DÀY:
- Thành phần:
Bình lang |
10g |
Ý dĩ |
10g |
Kim ngân |
12g |
Bạch chỉ |
12g |
Nhũ hương |
6g |
Hoàng kỳ |
10g |
Hoàng kỳ |
10g |
Ô tặc cốt |
12g |
Hượng phụ |
8g |
Thanh bì |
10g |
Thanh bì |
10g |
Bạch thược |
8g |
Ô Dược |
6g |
Mộc hương |
2g |
- Chủ trị: Loét dạ dày tá tràng do nhiệt: Đau bụng ợ hơi, táo bón, khát nước, cơn đau có chu kỳ.
- Cách dùng:
+ Các vị cho vào 800ml nước, sắc lấy 200ml nước thuốc.
+ Chia làm 3 lần trong ngày.
+ Uống lúc đói.
+ Ngày uống 1 thang. - Kiêng kỵ: Không ăn măng, chuối tiêu, rau cải.
- Cốm MBC:
- Thành phần:
Bột mai mực(sao vàng) |
700g |
Thổ bối mẫu (sao vàng) |
300g |
Cam thảo (sao vàng) |
150g |
Đại hoàng (sao vàng) |
20g |
Bột nếp |
12g |
Đường kính |
1000g |
- Chủ trị: Đau dạ dày tá tràng thể toan: Đau tức bụng, ợ chua, đầy hơi, cảm giác nóng rát vùng thượng vị.
- Cách dùng:
+ Các vị tán bột mịn, luyện hồ nếp và đường làm thành cốm.
+ Ngày uống 30 – 50g chia làm 3 lần uống với nước chín.
+ Uống xa bữa ăn. - Kiêng kỵ: Không ăn thức ăn cay nóng, mỡ.
- CỐM NGHỆ:
- Thành phần:
+ Nghệ: 100g
+ Mai mực: 700g
+ Hoài sơn: 300g
+ Đường kính: 1000g - Chủ trị: Đau dạ dày tá tráng thuộc thể đa toan.
- Cách dùng:
+ Mai mực tách vỏ cứng ngâm nước trong 24h, trong khi ngâm thay nước nhiều lần để khử hết mùi tanh. Vớt ra sấy khô, rang vàng.
+ Nghệ, Hoài sơn thái mỏng sấy khô hợp với mai mực, đường tán thành bột mịn, thêm nước làm thành cốm.
+ Ngày uống 30 – 50g, chia làm nhiều lần, uống xa bữa ăn 1h.
- ĐẢN SÁT TRẦN BÌ TÁN:
- Thành phần:
+ Đản sát (vỏ trứng gà): 300g
+ Trần bì: 100g - Chủ trị: vị quản thống (đau viêm loét dạ dày)
- Cách dùng:
+ Vỏ trứng gà rửa sạch phơi khô sao hơi vàng.
+ Trần bì sao vàng. Cả hai vị tán thành bột mịn.
+ Ngày uống 3 lần, mỗi lần 4 – 6g uống trước bữa ăn.
- DỊCH CHIẾT HẠT BƯỞI:
- Thành phần:
+ Hạt bưởi để cả vỏ cứng: 100g
+ Nước sôi: 200ml. - Chủ trị: viêm loét dạ dày tá tràng.
- Cách dùng:
+ Hạt bưởi rửa sạch cho vào 1 cốc thủy tinh lớn (khoảng 250ml) rót vào 200ml nước sôi đậy kín ủ nóng trong 2 – 3h, hạt bưởi sẽ tiết ra chất nhày và tinh dầu thơm mùi bưởi làm cho cốc nước trở nên đặc sánh như cháo.
+ Lấy ra gạn nước bỏ hạt, thêm 1 thìa đường đủ ngọt uống một lần sau bữa ăn khoảng 2h.
+ Ngày uống 1 – 2 lần. Hàng ngày làm và uống liên tục cho đến khi hết đau thì thôi.
- BỘT LÁ KHÔI:
- Thành phần:
Lá khôi (khô) |
500g |
Bồ công anh (khô) |
250g |
Chút chit (khô) |
100g |
Nhân trần (khô) |
100g |
Lá khổ sâm (khô) |
50g |
|
|
- Chủ trị: Đau dạ dày thuộc nhiệt: ợ chua (do thừa dịch vị), táo bón, rêu lưỡi vàng.
- Cách dùng:
+ Các vị sấy khô tán làm bột mịn.
+ Người lớn ngày uống 24 – 32g cho vào nước sôi hãm, gạn lấy nước chia uống làm 2 lần, bỏ cặn. - Kiêng kỵ: Ăn các chất cay nóng, các chất khó tiêu.
- CAO DẠ CẨM:
- Thành phần:
+ Dạ cẩm (lá và cành khô): 3000g
+ Đường kính: 900g
+ Mật ong: 100g - Chủ trị: đau và loét dạ dày, ợ chua, đầy hơi.
- Cách dùng:
+ Dạ cẩm chọn rửa sạch, cho nước ngập, nấu 2 nước.
+ Nước đầu nấu trong 8g, nước sau nấu trong 4giờ kể từ khi bắt đầu sôi.
+ Gạn lấy nước, lọc trong, hợp cả hai nước cô lấy 1 lít nước cao cho đường vào quấy tan cô tiếp còn 900ml, cho mật ong vào quấy đều để có 1 lít cao.- Trẻ em tùy tuổi mỗi lần dùng 1 – 2 thìa cafe.
- Người lớn mỗi lần dùng 3 – 4 thìa cafe.
- Ngày uống 2 -3 lần sau mỗi bữa ăn.
- Kiêng:
+ Không dùng các thức chua cay, nóng, lạnh.
+ Người có tì vị hư hàn: đau bụng, đầy bụng, sôi bụng, ỉa lỏng không được dùng.
- VIÊN Ô BỐI:
- Thành phần:
Ô tặc cốt |
400g |
Thổ bối mẫu |
100g |
Bột nghệ |
200g |
Bột lá cà độc dược |
30g |
Địa liền |
100g |
Bột gạo nếp rang chín |
100g |
- Chủ trị: Đau dạ dày, ợ chua, bụng đầy chướng.
- Cách dùng: Mai mực ngâm nước nhiều lần cho sạch hoặc ngâm nước gạo 2 ngày 1 đêm (thay nước gạo 2 lần 1 ngày), sau đó rửa sạch, nướng bóc bỏ vỏ cứng hợp cùng các vị khác sấy khô tán bột mịn, dập viên 0,5g.
- Người lớn dùng ngày đầu và thứ 2 uống 6 viên chia 2 lần. Ngày thứ 3 uống 8 viên chia 2 lần; những ngày sau uống 10 viên chia 2 lần.
- Kiêng: Không dùng chất cay, nóng, khó tiêu
Nguồn: Đông y Thiện tri thức tổng hợp.