HUYỀN SÂM (RẾ)
-
Tên khoa học: Scrophularia ningpoensis Hemsl, họ hoa mõm sói (Scrophulariaceae), tên khác là Nguyên sâm – Hắc sâm.
-
Bộ phận dùng: Rễ của cây huyền sâm, thường vẫn gọi là củ (Rađix Scrophulariae) phơi hay sấy khô. Được ghi nhận vào Dược điển VN và TQ.
-
Mô tả: Cây Huyền sâm là một cây cỏ cao độ 1 – 2m, thân vuông thẳng, có phân nhánh. Lá hình trứng, đầu nhọn, lá đơn, mọc đối chéo chữ thập, phiến lá dài 3 – 8c, rộng 2,5 – 6cm mép có răng cưa. Hoa nhỏ mọc thành tán cuống ngắn, ở đầu cành hay đầu ngọn cây, hoa màu tím. Mùa hoa tháng 7 – 8 (cây Bắc huyền sâm Scropphularia buergerania Miq, cùng họ có hoa màu trắng ngà, mọ thành chùm). Cây Huyền sâm được trồng để lấy hoa nuôi ong và lấy rễ làm thuốc. Huyền sâm trồng ở miền núi nơi mát thì củ mập nhiều thịt, trồng nơi đồng bằng nóng thì củ nhiều xơ.
-
Thu hái và chế biến: Thường thu hái vào mùa thu, đông (tháng 10 – 11). Đao lấy rễ, cắt bỏ phần trên cổ rễ, mầm chồi và rễ con, rửa sạch đất cát, phơi tái, rồi đổ đống 3 – 4 ngày, lại phơi cứ làm thế nhiều lần cho đến khi bên trong hoàn toàn chuyển thành màu đen, xong đem phơi hoặc sấy khô.
-
Huyền sâm ít mùi, vị ngọt, tính đắng. Loại huyền sâm rễ khô chắc, to mập, da mịn, thịt mềm,, àu đen nhánh, vị đắng mặn, đầu gốc thân (lô đầu) nhỏ mà không dính rễ con là tốt. Huyền sâm toàn củ đường kính to từ 0,6cm trở lên và dài 5 – 15cm.
-
-
Công dụng: Theo Đông y, huyền sâm vị đắng, mặn, tính hơi lạnh, vào hai kinh Phế Thận. Có tác dụng tư âm, giáng hỏa (hak sốt nóng) trừ phiền, làm hết khát, giải độc, nhuận tràng chữa đau họng rất tốt. Một số tác giả TQ còn thấy cao rượu Huyền sâm có tác dụng giãn mạch, hạ thấp lượng đường trong máu, có tác dụng khác sinh với nhiều loại vi khuẩn ngoài da; Với tăng huyết áp do thận thì tác dụng giảm áp rấ ró rệt.
-
Dùng để chữa các chứng bệnh sốt nóng, miệng khát khó chịu, sốt xuất huyết do muối truyền, phát ban, sốt nóng hâm hấp trong xương, họng sưng đau, viêm amiđan, mụn nhọt sưng tấy, tràng nhạc, đại tiện táo.
-
Liều dùng: 6 – 12g sắc uống. Không được dùng với vị Lê Lư (lê lô).
-
Lưu ý: Người thuộc chứng âm hư, không nóng và tỳ hư hàn, tiêu chảy, không được dùng.
-
-
Một số bài thuốc ứng dụng:
-
Bài số 1: Chữa các chứng bệnh sốt, miệng khát khó chịu, sốt cao, có khi nói mê, hao tổn tân dịch, một số bệnh về máu, bệnh tinh hồng nhiệt, phát ban, sởi:
-
-
Huyền sâm
6g
Mạch môn đông
6g
Ngưu giác
4g
Ngân hoa
4g
Sinh địa
6g
Liên kiều
4g
Trúc diệp tâm
4g
Hoàng liên
3g
Đan sâm
4g
Sắc uống.
-
-
Bài số 2: Chữa họng sưng đau:
-
-
Huyền sâm
6g
Sinh địa
6g
Sơn chi tử
4g
Cát căn
4g
Hoàng cầm
4g
Kinh giới
4g
Cát cánh
4g
Sắc uống.
-
-
Bài số 3: Nhuận họng, giảm đau, chữa các chứng viêm đau họng: Huyền sâm 15g; Hạt ngưu bàng 15g; Sắc uống.
-
Bài số 4: Thang dưỡng âm, nhuận phổi, chữa bạch hầu:
-
-
Huyền sâm
15g
Sinh địa
12g
Mạch môn đông
3g
Cam thảo
3g
Bối mẫu
6g
Mẫu đơn bì
9g
Bạch thược
12g
Bạc hà
1,5g
Sắc uống.
-
-
Bài số 5: Chữa đau họng phát ban: Dùng Huyền sâm 12g; Thăng ma 12g; Cam thảo 6g. Sắc uống.
-
Bài số 6: Chữa các chứng lao hạch vùng cổ (chưa vỡ mủ), viêm hạch lâm ba (tràng nhạc): Dùng Huyền sâm 12g; Mẫu lệ 9g; Bối mẫu 6g; Liên kiều 16g; Hạ khô thảo 9g. Sắc uống.
-
-
Bảo quản: Để nơi khô ráo thoáng gió, để phòng sâu bọ.
Đông y Thiện Tri Thức tổng hợp