HÚNG CHANH (LÁ)

  • Tên khoa học: Coleus amboinicus Lour họ Hoa môi (Lamiaceae) còn có tên khác là Rau hơm lông; Rau tần dày lá; Dương tử tô (TQ).

  • Bộ phận dùng: Lá tươi hoặc đã qua chế biến khô của cây Húng chanh. Đước ghi nhận trong dược điển VN.

  • Mô tả cây: Cây húng chanh thuộc loại thảo, có thể sống lâu năm, phần thân gần gốc hóa gỗ, cao khoảng 20 – 70cm. lá mọc đối, có cuống, phiến lá dày, mọng nước, bẻ giòn, hình trứng đầu nhọn, mép khía răng thưa, dài 6 – 10cm, rộng 3 – 6cm, mặt trên có lông đơn, mặt dưới có nhiều lông bài tiết, các gân lá nổi rất rõ. Hoa nhỏ, màu tía, mọc thành bông ở đầu cành và ngọn cây. Quả nhỏ, hình cầu, màu nâu trong có 1 hạt. Toàn thân có lông, có mùi thơm gần giống chanh và hoa giun. Dễ trồng và thu hái quanh năm.

  • Thu hái và chế biến: Thường dùng tươi và có thể hái lá quanh năm, chọn những lá bánh tẻ…bọc bằng lá cây khác to hơn cất trong tủ mát dùng lâu dài hoặc phơi khô trong bóng râm, hay sấy nhẹ ở nhiệt độ 45 độ C.

  • Công dụng: Theo nghiên cứu, TInh dầu hung chanh có tác dụng mạnh mẽ lên các loại vi khuẩn Gr (-) và Gr (+) như: Staphylococus, Streptococus, Pneumococcus… Húng chanh qua xử lý đến dạng cao khô (8g cao khô hung chanh cơ 0,04ml tinh dầu) có sử dụng nhiệt vẫn còn có tác dụng kháng sinh.

    • Theo Đông y, hung chanh vị cay, hơi chua, tính ấm gần như không độc, vào 2 kinh: Phế, Can. Có tác dụng nhuận phổi, trừ đờm, phát hàn, giải cảm, hạ sốt, tiêu độc. Chữa các chứng bệnh cảm cúm, ho hen, có đờm, sốt cao, không ra mồ hôi được, viêm họng hoặc viêm nhiễm đường tiết niệu, tiêu hóa kém.

    • Liều dùng: 10 – 15g lá tươi – Rửa kỹ, sạch ăn tươi, hoặc giã, xay (máy sinh tố) ép lấy nước uống (đun nóng sẽ giảm tác dụng). cũng có thể chế thành siro cho trẻ em uống. Nếu dùng ngoài da có thể Giã đắp chữa các vết thương do côn trùng căn, muỗi đốt…. Cũng có thể làm thuốc xông và súc miệng.

Đông y Thiện Tri Thức tổng hợp

Bài viết liên quan