Y HỌC CỔ TRUYỀN ĐIỀU TRỊ ĐÁI RA MÁU, TIỂU ÍT, TIỂU KHÓ VÀ BÍ TIỂU

  1. Đái ra máu là một chứng do nhiều nguyên nhân bệnh ở đường tiết niệu gây ra: viêm đường tiết niệu, sỏi đường niệu, lao thận u bàng quang, u thận…được miêu tả trong phạm vi chứng ngũ lâm, niệu huyết của y học cổ truyền. Phân loại theo nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị.

  1. ĐÁI RA MÁU DO VIÊM NHIỄM CẤP TÍNH ĐƯỜNG TIẾT NIỆU

Viêm cầu thận cấp, viêm bàng quang cấp…được gọi là tâm hỏa vọng động, nhiệt dịch xuống tiểu trường gây đái ra máu.

  • Triệu chứng: gồm triệu chứng nhiễm trùng, đường tiết niệu đái ra máu, miệng khát, sốt, mặt đỏ, ngủ ít, hay mê, mạch hồng sác.

  • Phương pháp điều trị: Thanh tâm hỏa, thanh nhiệt giải độc, lương huyết chỉ huyết.

  • Bài thuốc 1

Lá tre

16g

Cỏ nhọ nồi

16g

Sinh địa

12g

Tam thất

4g

Cam thảo đất

12g

Kim ngân

16g

Mộc hương

12g

 

 

Bài 2: TIỂU KẾ ẨM TỬ

Sinh địa

20g

Bồ hoàng sao

12g

Tiểu kế

12g

Đạm trúc diệp

12g

Hoạt thạch

16g

Ngẫu tiết

12g

Mộc thông

12g

Đương quy

6g

Trích thảo

6g

Sơn chi

12g

Gia thêm Kim ngân, liên kiều, bồ công anh…là thuốc thanh nhiệt giải độc. Châm tả các huyệt Thần môn, Nội quan, thái xung, nhiên cốc, Quan nguyên, Tam âm giao.

  1. ĐÁI RA MÁU DO VIÊM NHIỄM MẠN TÍNH ĐƯỜNG TIẾT NIỆU

Viêm bàng quang mạn, lao thận… gọi là thể âm hư hỏa động.

  • Triệu chứng: gồm các triệu chứng nhiễm trùng mạn tính ở đường tiết niệu kèm thêm với nước tiểu đỏ, khát nước, họng khô, chất lưỡi đỏ rêu ít, mạch tế sác.

  • Phương pháp điều trị: tư âm thanh nhiệt chỉ huyết.

  • Bài thuốc 1

Sinh địa

12g

Kỷ tử

12g

Thạch hộc

12g

Cỏ nhọ nồi

16g

Sa sâm

12g

Rễ cỏ tranh

12g

Mạch môn

12g

Trắc bá diệp

12g

A giao

8g

 

 

Bài 2: ĐẠI BỔ ÂM HOÀN GIẢM

Hoàng bá

12g

Cỏ nhọ nồi

16g

Tri mẫu

8g

Rễ cỏ tranh

12g

Thục địa

16g

Chi tử sao đen

8g

Quy bản

12g

 

 

Ngày uống 1 thang.

Châm bình bổ bình tả các huyệt Quan nguyên, tâm du, Thận du, Tam âm giao, Khúc cốt…

  1. ĐÁI RA MÁU DO SỎI ĐƯỜNG TIẾT NIỆU, SANG CHẤN (THỂ HUYẾT Ứ)

  • Triệu chứng: đái ra máu và cá triệu chứng cơn đạu quặn thận do sỏi.

  • Phương pháp: hoạt huyết chỉ huyết (khứ ứ chỉ huyết).

  • Bài thuốc

Đan sâm

12g

Cỏ nhọ nồi

16g

Ngưu tất

12g

Huyết dư

12g

Ích mẫu

12g

Bách thảo xương

4g

Uất kim

12g

Ngẫu tiết

16g

Chỉ thực

6g

 

 

Châm Quan nguyên, Khí hải, Trung cực, Thận du, Huyết hải, Tam âm giao.

  1. ĐÁI RA MÁU KÉO DÀI DO CÁC NGUYÊN NHÂN TOÀN THÂN KHÁC (TỲ KHÔNG THỐNG HUYẾT)

  • Triệu chứng: tiểu tiện nhiều lần có lẫn máu, ăn không ngon, mệt mỏi, sắc mặt vàng, chất lưỡi nhạt, rêu lưỡi bệu, mạch hư nhược.

  • Phương pháp: kiện tỳ chỉ huyết (ích khí liễm huyết, ích khí nhiếp huyết).

  • Bài thuốc:

Hoài sơn

12g

Thục địa

12g

Đảng sâm

16g

Cỏ nhọ nồi

16g

Bạch truật

12g

Trắc bá diệp

12g

Thạch hộc

12g

Ngải cứu

12g

Ngẫu tiết sao đen

12g

 

 

Bài 2: BỔ TRUNG ÍCH KHÍ THANG GIA GIẢM

Hoàng kỳ

12g

Sài hồ

12g

Bạch truật

12g

Thăng ma

8g

Đảng sâm

12g

Cỏ nhọ nồi sao

16g

Đương quy

8g

Ngải cứu sao

12g

Cam thảo

6g

Xích thạch chi

12g

Trần bì

8g

Ngẫu tiết sao

12g

Cứu các huyệt Tỳ du, Thận du, Quan nguyên, Trung cực, túc tam lý, Tam âm giao.

  1. TIỂU TIỆN ÍT, KHÓ VÀ BÍ TIỂU

  • Số lượng nước tiểu ít, bài xuất ít và khó, bí tiểu tiện là một chứng bệnh được miêu tả trong phạm vi chứng long bế của y học cổ truyền (long là đái dắt, nước tiểu nhỏ giọt, ngắn ít, bế; buồn đi tiểu mà không ra, bệnh thể cấp)

  • Nguyên nhân gây ra chứng bệnh do 2 loại hư và thực khác nhau. Thực do thấp nhiệt (viêm đường tiết niệu), ứ huyết (sỏi đường tiết niệu, sang chấn); hư do công năng của thận bị giảm sút không khí hóa được bàng quang hoặc do tân dịch giảm, thận âm hư nên nước không xuống bàng quan để bài tiết ra ngoài.

  1. DO NHIỄM KHUẨN ĐƯỜNG TIẾT NIỆU (THẤP NHIỆT Ở HẠ TIÊU)

  • Triệu chứng: đái ít, đí buốt, đái dắt và các triệu chứng của hội chứng nhiễm trùng như khát nước, sốt, miệng đắng, rêu lưỡi vàng, chất lưỡi đỏ, mạch sác.

  • Phương pháp: thanh nhiệt lợi thấp.

  • Bài thuốc

Dùng dành dành 7 quả; Tỏi 1 củ; Giã nát đắp vào rốn.

Bài 2:

Vỏ núc nác

12g

Rau má

20g

Thạch hộc

12g

Nhục quế

4g

Quả dành dành

12g

 

 

Uống mỗi ngày 1 thang, nếu nặng có thể uống 2 thang/ngày.

Bài 3: BÁT CHÍNH TÁN

Mộc thông

12g

Biển súc

12g

Sa tiền tử

12g

Hoạt thạch

12g

Cù mạch

12g

Trích cam thảo

6g

Sơn chi tử

12g

Đại hoàng

8g

Ngày dùng một thang.

Châm tả các huyệt Quan nguyên, Khí hải; Trung cực; Tam âm giao, Huyết hải.

  1. DO SỎI ĐƯỜNG NIỆU, SANG CHẤN

  • Triệu chứng: đau vùng hạ vị dữ dội, đái ra máu, có khi bí đái.

  • Phương pháp: Hoạt huyết lợi tiểu.

  • Bài thuốc dùng Bát chính thang kiêm Kim tiền thảo 40g và tam thất 4 – 6g.

  1. DO THẬN HƯ KHÔNG KHÍ HÓA ĐƯỢC BÀNG QUANG

  • Triệu chứng: thường gặp ở người già đi tiểu từng giọt không hết, rặn kém, nặng hơn thì bí tiểu, sắc mặt trắng nhợt, toàn thân yếu, lưng lạnh, lưng gối mỏi, sợ lạnh, tay chân lạnh, mạch trầm tế.

  • Phương pháp: ôn bổ thận dương (bổ thận ôn dương), lợi khiếu

  • Bài thuốc:

Cao ban long

20g

Nhục quế

4g

Bông mã đề

12g

Rễ cỏ tranh

12g

Bài 2: TẾ SINH THẬN KHÍ HOÀN GIA GIẢM

Thục địa

12g

Đan bì

8g

Sơn thù

8g

Nhục quế

4g

Hoài sơn

12g

Phụ tử chế

8g

Phục linh

8g

Ngưu tất

12g

Trạch tả

8g

Sa tiền tử

12g

Nếu kèm thêm tỳ hư người mệt, thở gấp, mệt mỏi bỏ thục địa, thêm Hoàng kỳ 12g, Đảng sâm 16g, thăng ma 4g.

Bài 3: HƯƠNG NHUNG HOÀN

Xạ hương

0,4g

Trầm hương

4g

Lộc nhung

4g

Nhục thung dung

12g

Phụ tử chế

12g

Thục địa

12g

Phá cố chỉ

12g

Đương quy

12g

Tán bột làm viên, uống mỗi ngày 5 – 10g.

Cứu các huyệt Quan nguyên, khí hải, mệnh môn, thân du, Trung cực, Tam âm giao.

 

Bài viết có tính tham khảo không thay thế cho sự khám và điều trị của thày thuốc.

Đông y Thiện Tri Thức tổng hợp.

Bài viết liên quan