TIÊU CHẢY TRẺ EM_PHẦN 3
CÁC BÀI THUỐC CHỮA TIÊU CHẢY
-
Bột tiêu hóa
-
Nguyên liệu: Sơn tra 30g; Hương truật 10g; mộc hương 5g
-
Cách làm: tán thành bột,
-
Sử dụng: mỗi lần uống 6 – 10g. Uống với nước cơm hoặc nước sơn dược. Ngày 3 lần.
-
Công dụng: Tiêu ích, thông trệ, trừ thấp bổ tì.
-
Cháo sơn dược, đậu biển
- Nguyên liệu: Sơn dược tươi 30g gọt vỏ, thái miếng, đậu bạch biển 15g, gạo tẻ 30g.
- Cách làm: Trước hết đem ninh nhừ gạo, đậu, sau đó cho sơn dược vào nấu thành cháo, quấy đều cho vào 1 ít đường trắng.
- Sử dụng: ngày ăn 2 – 3 lần.
-
Tác dụng chữa khỏi chứng cam tích, tiêu chảy do thấp nhiệt. Trẻ em tiêu chảy có bệnh trạng như bụng sôi, tiêu chảy, ngày hơn 10 lần, phân như nước trứng, mùi khắm, miệng khát, sốt nhẹ, lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng, đái ít, nước đái đỏ.
-
Cháo phục linh táo tàu
-
Nguyên liệu: Bột phục linh 30g, gạo 60g, táo 10g (bỏ hạt) ngâm táo với gạo,
-
Cách làm: nấu thành cháo. Khi cháo nhừ cho bột phục linh vào quấy đều, đun sôi là được.
-
Sử dụng: Khi ăn cho vào ít đường trắng. Mỗi lần ăn 2 – 3 lần.
-
Tác dụng trị trẻ em bị tiêu chảy do tì hư: tiêu chảy mắc đi mắc lại nhiều lần không khỏi, biếng ăn, phân lỏng, phân sống hoặc toàn nước, mùi tanh, da xanh nhợt, vàng mệt mỏi, uể oải ra mồ hôi trộm, viêm lưỡi, mạch nhỏ.
Trẻ em bụng ỏng, đái nhiều, không được dùng bài thuốc này.
-
Cháo gạo nếp sơn tra
-
Nguyên liệu: Dùng 30g gạo nếp (sao qua), 15g sơn tra,
-
Cách làm, sử dụng: cho nước vừa đủ, nấu cháo. Khi cháo chín cho vào 1 ít bột hạt tiêu, đường trắng, ăn.
-
Tác dụng bổ tì vị, khỏi tiêu chảy. Chữa trẻ em tiêu chảy do tì hư.
-
Bánh giúp kiện tì.
-
Nguyên liệu: Phục linh, khiếm thảo, hạt sen, sơn dược, đảng sâm, mỗi thứ 300g, mật ong, đường trắng mỗi thứ 500g
-
Cách làm:,cho nước vào hấp chín thành bánh.
-
Sử dụng: Hàng ngày dùng làm bánh săn sáng.
-
Tác dụng tốt cho trẻ em bị tì vị hư nhược, tiêu chảy. Trẻ em mắc chứng cam, tì vị hư, tiêu hóa kém, da vàng, gày gò, dùng thường xuyên rất tốt.
-
Ô mai
-
Nguyên liệu: 10 quả ô mai, 500ml nước,
-
Cách làm: sắc kỹ lấy nước, pha đường đỏ,
-
Sử dụng: uống thay nước thường xuyên, mỗi ngày nhiều lần.
-
Tác dụng trừ tả, giảm cơn khát. Trị trẻ em đi tả kéo dài, khí hư âm suy, da vàng gaỳ còm, háo nước, miệng khô.
-
Táo tàu, mộc hương
-
Nguyên liệu: Táo tàu 20 quả, mộc hương 10g, tảo bỏ hột, muối,
-
Cách làm: đun nhỏ lửa trong 1 tiếng sau đó cho mộc hương vào, đun thêm vài phút, bỏ bã.
-
Sử dụng: Mỗi ngày uống 2 – 3 lần.
-
Tác dụng bổ tì vị, trừ tả, khỏi thấp. Chữa trẻ em đi tả kéo dài.
-
Táo.
-
Nguyên liệu: 1 quả táo, rửa sạch, gọt vỏ, thái lát mỏng.
-
Cách làm, sử dụng: Hấp cách thủy, chín nhừ, dùng thìa quấy nát thành cháo cho trẻ em ăn.
-
Tác dụng: bổ dạ dày, săn ruột, trừ tả. Trị trẻ em tiêu hóa kém, tiêu chảy có dịch nhày nhưng không có máu.
-
Lựu, mật ong
-
Nguyên liệu: Mỗi lần dùng 2 -3 quả lựu, bỏ vỏ, cho vào 1 bát nước,
-
Cách làm, sử dụng: sắc lấy nửa bát, bỏ bã, hòa với mật ong, chia làm 2 lần uống hết trong ngày.
-
Tác dụng điều hòa tì vị, khỏi tiêu chảy, trị trẻ em tiêu hóa kém.
-
Củ cải trắng đường mía
-
Nguyên liệu: Củ cải trắng 2 phần, đường mía 1 phần
-
Cách làm: trộn đều, đun nhỏ lửa, quấy thành cháo, vớt bỏ bã lấy nước.
-
Sử dụng: Mỗi ngày uống 3 lần, mỗi lần 5-10ml. Điều trị liên tục 2- 3 ngày.
-
Tác dụng giải độc trừ tả.
-
Sơn dược
-
Nguyên liệu, cách làm: Dùng loại sơn dược còn non, sao vàng tán bột.
-
Sử dụng: Trẻ em chưa đầy 1 tuổi, mỗi lần dùng 3g. Trẻ em từ 2-3 tuổi, mỗi lần dùng 6g. Mỗi ngày uống 2 lần. Uống với nước cơm.
-
Tác dụng bổ tì, trừ tả. Trị trẻ em tiêu chảy.
-
Hạt dẻ đường trắng
-
Nguyên liệu: Mỗi lần dùng 1 – 10 hạt dẻ, bóc vỏ, nghiền nát,
-
Cách làm, sử dụng: cho nước vừa đủ, ninh nhừ thành cháo, cho vào 1 ít đường trắng, quấy đều cho trẻ ăn.
-
Tác dụng giúp tiêu hóa tốt, trừ tả. Trị trẻ sơ sinh tiêu chảy do tiêu hóa kém.
-
Hạt dẻ, quả hồng chín
-
Nguyên liệu, cách làm: Dùng 15g hạt dẻ (đã bóc vỏ) 250g hồng chín (bỏ hạt) nghiền nát, quấy thành cháo cho trẻ ăn.
-
Tác dụng: Giúp bổ tì, trừ tả, trị trẻ em tiêu chảy.
Bài viết có tính tham khảo không thay thế cho sự khám và điều trị của thày thuốc.
Đông y Thiện Tri Thức tổng hợp