TIÊU CHẢY TRẺ EM_PHẦN 1
I. TỔNG QUAN
Y học hiện đại phân chia tiêu chảy thành các loại sau:
-
Tiêu chảy cấp tính: hay gặp nhất, chiếm khoảng 80% các loại tiêu chảy. Trẻ đi ngoài phân lỏng toàn nước, trên3 lần/ ngày, phân có dạng bình chứa, kéo dài dưới 2 tuần, đáp ứng tốt với ORS. Bệnh có thể tiến triển thành tiêu chảy mất nước nặng và dẫn đến tử vong.
-
Tiêu chảy kéo dài: Do tiêu chảy cấp tính không đáp ứng với điều trị thông thường, kéo dài trên hai tuần. Có khoảng 3 – 5% tiêu chảy cấp tính trở thành kéo dài.
-
Tiêu chảy do tả lỵ, thương hàn: Là tiêu chảy cấp tính, kèm theo sốt trên 38,5 độ C, thành dịch, phân có đặc điểm riêng của từng bệnh, khi có nghi ngờ cần cấy phân tìm vi khuẩn gây bệnh. Các bệnh này thường phải dùng kháng sinh mới có hiệu quả.
-
Tiêu chảy mãn tính: ít gặp. Nguyên nhân do bẩm sinh hoặc di truyền như bệnh không dung nạp gluten, viêm quánh niêm dịch…Bệnh xuất hiện ngay sau khi đẻ và nhanh chóng gây chậm phát triển thể chất.
-
Tiêu chảy dị ứng: Thường gặp trong biểu hiện lâm sàng các bệnh tự miễn dịch, do phản ứng viêm ở niêm mạc ruột non.
II. ĐIỀU TRỊ BẰNG Y HỌC CỔ TRUYỀN
Bệnh được coi thuộc về phạm vi chứng tiết tả.
-
Chủ chứng: tiết là số lần đại tiện nhiều, phân loãng, nặng thì như nước. tả là phân lỏng, loãng, ỉa gấp như nước dốc xuống.
-
Nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh: Bệnh chủ yếu ở tỳ vị và đại trường, gặp trong cả 4 mùa, nhưng nhiều nhất là mùa hạ và thu. Nguyên nhân chủ yếu gây bệnh ở trẻ em là:
-
Ngoại cảm tà khí: hay gặp nhất là hàn thấp, thấp nhiệt.
-
Ăn uống thất thường: Ăn nhiều thức ăn sống lạnh, ngọt béo khó tiêu.
-
Tạng phủ hư nhược: chủ yếu là tỳ vị hư nhược. Nhưng có thể do thận dương hư, mệnh môn hỏa suy.
-
Bệnh tà làm công năng vận hóa thủy cốc của tỳ vị bị trở ngại, sự thăng giáng các chất thanh trọc mất bình thường mà thành bệnh. Hoặc ngoại tà phạm phế, đi xuống đại trường do quan hệ biểu lý, làm rối loạn chức năng phân thanh trọc của đại trường mà sinh bệnh.
Y học cổ truyền có thể điều trị được tiêu chảy cấp tính do virus hoặc vi khuẩn thông thường chưa mất nước và hỗ trợ điều trị các loại tiêu chảy khác.
ĐIỀU TRỊ
Tiêu chảy do ngoại cảm tà khí
+ Hàn thấp: tương đương với tiêu chảy do virus
-
Triệu chứng: Tiêu chảy nhiều lần, phân lỏng loãng, lẫn bọt, mùi tanh. Bụng đau, ruột sôi, gặp lạnh số lần đi ngoài lại tăng lên, chườm nóng đỡ đau, hậu môn không đỏ. Thường kèm theo các triệu chứng sốt nhẹ hoặc không, ho chảy nước mũi trong, sợ gió, lạnh, nước tiểu trong dai…Chán ăn, không khát nước, rêu lưỡi trắng, nhớt, mạch trầm.
-
Điều trị bằng cách tán hàn, phương hương hóa thấp, chỉ tả.
Bài 1: Hoặc hương chính khí tán
-
Đại phúc bì
40g
Cam thảo
100g
Bạch chỉ
40g
Bán hạ
80g
Bạch linh
40g
Bạch truật
80g
Hoăc hương
120g
Trần bì
80g
Tử lô
40g
Hậu phác
80g
Tán mịn, uống nóng 8g/lần x 2 – 3 lần /ngày, với nước Gừng và Đại táo.
Bài 2: Bột ỉa chảy hàn
-
Củ gấu
40g
Vỏ quýt (sao)
6g
Búp ổi
40g
Củ riềng
20g
Củ sả (sao thơm)
14g
Các vị sao giòn, tán mịn, uống nóng 2 -4 g/lần x 3 lần/ ngày.
+ Thấp nhiệt: tương đương tiêu chảy do vi khuẩn thông thường
-
Triệu chứng: Đau bụng, tiêu chảy, phân loáng tóe nước, vàng sẫm, thối, đại tiện xong không dễ chịu, hậu môn đỏ, Khát nước, đái ít, nước tiểu vàng sẫm,nặng thì mắt và thóp lõm, có thể sốt nhẹ hoặc vừa. Môi lưỡi đỏ, rêu vàng nhờn, mạch sác. Trẻ em còn bú mẹ thì phân lỏng lổn nhổn, màu vàng xanh (hoa cà hoa cải), mùi chua biể hiện thấp nhiệt ở can kinh.
-
Phép điều trị là thanh nhiệt, lợi thấp, chỉ tả.
Bài: Cát căn cầm liên thang
-
Cát căn
16g
Hoàng liên
10g
Hoàng cầm
10g
Chích thảo
6g
Sắc uống 1 thang/ngày chia 2 đến 3 lần. Nếu thiên về nhiệt, trẻ đại tiện phân vàng sẫm thối, khát nước nhiều, hậu môn đỏ, sốt vừa, môi lưỡi đỏ, rêu vàng thì gia thêm Ngân hoa 16g, Liên kiều 12g.
-
Tiêu chảy nhiều, đái ít gia thêm trạch tả 12g.
-
Đau bụng gia thêm mộc hương 4g; Bạch thược 10g.
-
Khả nhiều gia thêm Ô mai 6g; Thạch hộc 12g
-
Nếu thấp tà hơi nặng làm ngực bụng đầy tức, không khát hoặc khát không muốn uống, rêu lưỡi đầy nhờn hơi vàng. Mạch nhu hoãn,
Dùng bài: BÌNH VỊ TÁN
-
Thương truật
20g
Hậu phác
14g
Trần bì
14g
Cam thảo
6g
Tán mịn, uống nóng 8g/lần x 2 đến 3 lần /ngày với Gừng và Đại táo.
(Hết phần 1 – Còn nữa)
Bài viết có tính tham khảo không thay thế cho sự khám và điều trị của thày thuốc.
Đông y Thiện Tri Thức tổng hợp.