TIÊU CHẢY TRẺ EM_PHẦN 2
Y học cổ truyền có thể điều trị được tiêu chảy cấp tính do virus hoặc vi khuẩn thông thường chưa mất nước và hỗ trợ điều trị các loại tiêu chảy khác.
Tiêu chảy do thương thực
-
Thực tích:
-
Triệu chứng: Bụng đau, ruột sôi, phân như trứng gà thôi, lẫn thức ăn chưa tiêu, đại tiện xong đau giản. Bụng đầy chưỡng, không muốn ăn, ợ thối và chua. Rêu lưỡi cáu đục, dày nhờn, mạch hoạt, chỉ văn tay tía trệ.
-
Điều trị dùng phép Tiêu thực đạo trệ
- Bài 1: Bảo hoàn hoàn
-
Sơn tra
24g
Bán hạ
12g
Bạch linh
12g
Liên kiều
4g
Thần khúc
8g
La bạc tử
4g
Trần bì
4g
Tán mịn, làm hoàn với nước, uống 6 đến 12g/lần x 2 lần /ngày
- Rêu lưỡi vàng. Mạch hoạt sác gia thêm Hoàng liên 12g, Hoàng cầm 12g.
- Nếu thực tích nặng gia Chỉ thực 4g, Binh lang 6g.
- Bài 2: Bột tiêu thực
-
Chỉ thực
20g
Trần bì
20g
Hạt cau
20g
Mộng mạ
40g
Sơn tra
40g
Tán bột mịn, uống 2 -3 g/lần x 2 – 3 lần /ngày.
2. Trùng tích
-
Triệu chứng: Trẻ em thường bị nhiễm giun, giun nhiều thành trùng tích. Trẻ mặt vàng, người gày, gắt gỏng không yên, thậm chí phát kinh giật. Ăn uống thất thường, lợm giọng buồn nôn, nôn ra nước trong, đau bụng vùng quanh rốn, bụng chướng đầy, tiêu chảy từng lúc.
-
Phép điều trị: Trừ trùng, tiêu tích.
- Bài 1: Phi nhi hoàn
-
Hoàng liên
40g
Mộc hương
20g
Mạch nha
20g
Nhục đậu khấu
20g
Thần khúc
40g
Sử quân tử
20g
Bình lang
32g
Tán mịn, hoàn với mật lớn tươi, mỗi viên 30g, uống lúc đói 1 viên/lần, hòa tan vào nước sôi. Dưới một tuổi không dùng.
- Bài 2: Hoàn tẩy giun
-
Mộc hương
80g
Sử quân tử
120g
Binh lang
160g
Hạt bìm bìm
100g
Tán mịn, hoàn hồ, viên bằng hạt đỗ xanh. Uống từ 3 – 12g/ngày tùy theo tuổi. Không dùng cho trẻ dưới 1 tuổi.
3. Tiêu chảy do tỳ vị hư nhược: tương đương với tiêu chảy kéo dài
-
Triệu chứng: Đại tiện khi lỏng, khi nát, sống phân, 3 – 4 lần/ngày, kéo dài hoặc từng đợt. Bụng trướng tức khó chịu, hễ ăn đồ nhờn béo là thì số lần đại tiện lại tăng lên. Ăn uống giảm sút, sắc mặt vàng ải, chân tay yếu sức, cơ nhục nhẽo, lưỡi nhợt bệu, rêu dày nhờn, mạch tế nhược, chỉ văn tay đỏ nhạt hoặc hơi xanh.
-
Điều trị bằng phép kiện tỳ tiêu thực
- Bài 1: Sâm linh bạch truật tán
-
Đẳng sâm
10g
Biển đậu
8g
Bạch linh
8g
Cát cánh
4g
Bạch truật
10g
Cam thảo
4g
Hoài sơn
10g
Sa nhân
4g
Liên nhục
10g
Gia thêm Sơn tra 6g, Thần khúc 6g tăng tác dụng tiêu ích.
Sắc uống 1 thang/ngày; hoặc theo tỷ lệ trên tăng lượng, tán bột mịn, uống 6 – 8g/lần x2 lần/ ngày,với nước Đại táo.
- Bài 2: Cốm bổ tỳ
-
Đẳng sâm
100g
Biển đậu
100g
Ý dĩ (sao)
100g
Cốc nha
30g
Nhục đậu khấu
30g
Trần bì
20g
Hoài sơn
100g
Sa nhân
20g
Liên nhục
100g
Tán bột làm cốm (còn có dạng hòa tan) uống 15 – 20g/ngày tùy lứa tuổi.
Nếu hàn rõ, ăn đồ sống lạnh hoặc gặp lạnh số lần đại tiện lại tăng lên, chân tay lạnh dùng: PHỤ TỬ LÝ TRUNG THANG
-
Nhâm sâm
12g
Bạch truật
12g
Chích thảo
12g
Phụ tử
12g
Can khương
4g
Gia thêm Ngô thù 6g, nhục quế 4g.
Tả lâu không chỉ, trung khí hãm xuống gây thoát giang, dùng:
BỔTRUNG ÍCH KHÍ THANG
-
Đẳng sâm
12g
Sài hồ
6g
Hoàng kỳ
12g
Trần bì
12g
Đương quy
10g
Cam thảo
6g
Thăng ma
4g
Bạch truật
6g
Sắc uống lúc nóng 1 thang/ngày, chia 2 lần, xa bữa ăn.
4. Một số kinh nghiệm khác:
-
Thuốc uống trong:
-
Dùng cho tiêu chảy do hàn thấp (cấp tính do virus) dùng nụ sim, búp ổi mỗi thứ một nắm sắc uống; hoặc dùng lá và búp chè tươi sắc đặc uống hoặc dùng rau sam 40g sắc đặc uống.
-
Dùng cho tiêu chảy thương thực: dùng Sơn tra và gừng đốt thành than, kê nội kim lượng nhiều như nhau, tán bột, uống 1- 2 gx4 lần/ ngày.
-
-
Thuốc dùng ngoài: Bột Lục nhất (Cam thảo 1 phần, hoạt thạch 6 phần, tán mịn) bôi vùng mông đít bị hăm do tiêu chảy, sau khi rửa sạch.
-
Thuốc uống để bù nước và điện giải
-
Nước gạo rang
-
Nước cháo loãng.
-
Cả hai thứ nước này đều pha với đường và muối theo cách pha dung dịch ORS, trẻ dễ uống hơn ORS. Với thuốc YHCT điều trị tiêu chảy cấp tính do virus hoặc vi khuẩn thông thường khá tốt. Khi cầm tiêu chảy phải ngừng thuốc ngay tránh dùng kéo dài làm tổn thương dương khí của tỳ vị. Bù nước và điện giải đầy đủ, nếu chuyển qua tiêu chảy mất nước cần được điều trị bằng YHHĐ.
Bài viết có tính tham khảo không thay thế cho sự khám và điều trị của thày thuốc.
Đông y Thiện Tri Thức tổng hợp