CHỮA VIÊM THẬN CẤP VÀ MẠN TÍNH BẰNG CÁC BÀI THUỐC DÂN GIAN HIỆU QUẢ

  1. Viêm thận cấp

  1. Lệ chi thảo hòa mật ong

  • Mỗi lần dùng lệ chi thảo và xa tiền thảo, mỗi thứ 50g, cho vào 500ml nước, sắc lấy nước. Khi uống hòa vào ít mật ong. Mỗi ngày uống 3 lần.

  • Tác dụng thanh nhiệt, giải độc, lợi tiểu, tiêu phù, mát máu, cầm máu. Chữa trị viêm thận cấp, phù nề, phát sốt, trị bệnh viêm cầu thận cấp sốt rét dữ dội, phù thũng, tiểu ít, nước tiểu vàng, trong nước tiểu xuất hiện màu đỏ, táo bón. Nếu huyết áp tăng thì nhức đầu dữ dội, buồn nôn, mạch phù gấp hoặc trầm, hoặc nhanh.

  1. Râu ngô, cỏ tranh

  • Mỗi lần dùng râu ngô và rễ lau trắng tươi mỗi thứ 50g. Sắc lấy nước uống, uống thay nước chè. Mỗi ngày uống 3 – 4 lần..

  • Tác dụng thanh nhiệt, giải độc, lơi tiểu, tiêu phù, hạ huyết áp, mát máu. Chữa viêm thận cấp.

    • Những người mắc chứng viêm thận mạn tính do tì, thận hư không dùng được bài này.

  1. Canh bí đao, đậu đỏ

  • Dùng 500g bí đao, 30g đậu đỏ. Cho nước vừa đủ, ninh nhừ. Không cho muối, hoặc cho rất ít. Ăn cái uống nước. mỗi ngày ăn 2 lần.

  • Tác dụng thanh nhiệt, tiêu phù, kiên tì, lợi tiểu. chữa bệnh viêm cầu thận cấp.

    • Người bệnh viêm thận mạn tính, tì thận hư không được dùng.

  1. Ý dĩ, rau cải trắng.

  • Dùng 500g rau cải trắng, 60g ý dĩ. Ninh nhừ ý dĩ thành cháo, rau cải trắng rửa sạch thái nhỏ cho vào đun sôi cho đến rau chín là được (không được ninh lâu), không cho muối hoặc rất ít. Mỗi ngày ăn 2 lần.

  • Tác dụng bổ tì, thanh nhiệt, lợi tiểu, chữa viêm thận cấp.

  1. Viêm thận mạn

  1. Cháo gạo nếp, khiếm thực

  • Khiếm thực và gao nếp mỗi thứ 30g, ngân hạnh 10 quả (bỏ vỏ). Cho nước vừa đủ, nấu thành cháo. Mỗi ngày ăn 1 lần, ăn trong 10 ngày liên tục.

  • Tác dụng trị bệnh viêm cầu thận mạn tính; thích hợp với người trong và sau thời kỳ mắc viêm thận mạn tính, khi shư, nước tiểu nhiều albumin lâu ngày không khỏi.

  1. Nước lá hồng (cây hồng ăn quả)

  • Lấy 300g lá hồng, rửa sạch, thái nhỏ. Cho đun nhỏ lửa, cô đặc lấy 1000ml nước, bỏ bã. Tiếp tục đun nhỏ lửa, cô đặc nước lá hồng, cho vào một ít đường trắng, đảo đều cho đến khi khô. Mỗi lần uống 15g, mỗi ngày 3 lần.

  • Giảm lượng albumin trong nước tiểu. trị bệnh viêm thận mạn tính.

  1. Cháo gạo tẻ, phục linh, hạt dẻ

  • Dùng 10 hạt dẻ, 10g phục linh, 30g gạo tẻ, một ít đường. Đem phục linh rửa sạch, cho vào ấm men vào 3 bát nước, đun nhỏ lửa sắc trong 1/2h, bỏ bã, chắt lấy nước. Hạt dẻ tách đôi, cho vào gạo, nước phục linh nấu thành cháo. Mỗi lần ăn 1 bát, mỗi ngày ăn 2 lần. Có thể cho vào ít đường. Mỗi lần ăn 1 bát, mỗi ngày ăn 2 lần. CÓ thể cho vào chút đường.

  • Tác dụng bổ tì, ích thận, tiêu phù, giảm thấp.

  1. Cháo gạo tẻ, quế chi, táo tàu

  • Gừng tươi 60g thái nhỏ, quế chi 6g, táo 5 quả, gạo tẻ 60g. Nấu thành cháo. Ăn vào 2 buổi sáng chiều, cũng có thể ăn thường xuyên cả ngày càng tốt.

  • Tác dụng ích khí, bổ thận, tiêu thấp, giảm phù, trừ albumin trong nước tiểu. chữa trị viêm cầu thận mạn phù nhẹ chi dưới, mắc đi mắc lại nhiều lần, da vàng, trướng bụng, tiêu chảy.

  1. Cháo gạo tẻ, hoàng kỳ, trần bì, đường đỏ.

  • Hoàng kỳ tươi 30g, gạo tẻ 30g,trần bì 1g, đường đỏ vừa đủ. Hoàng kỳ sắc lấy nước bỏ bã, cho gạo và đường vào nấu thành cháo, cuối cùng cho bột trần bì vào quấy đều, đun sôi lên là được. Ăn vào 2 bữa sáng, chiều.

  • Tác dụng chữa trị viêm thận mạn tính do tì hư, thận hư: mệt mỏi, cau có, ít ngủ, tai ù, lưng đau…

  1. Lạc nhân nấu với đậu tằm

  • Dùng 12g lạc nhân, 250g đậu tằm. Cho vào 4 bát nước, ninh nhừ, lấy nước uống. Khi uống có thể cho thêm 1 ít đường đỏ. Cũng có thể cho lạc nhân, táo tàu mỗi thứ 60g nấu lấy nước uống thay chè. Ăn lạc và táo, ăn trong 1 tuần sẽ thấy có kết quả.

  • Tác dụng chữa viêm thận mạn tính.

  1. Đậu tằm, đường đỏ

  • 120g đậu tằm, 90g đường đỏ. Ninh nhừ, ăn sáng hoặc ăn vào 2 bữa chính.

  • Tác dụng bổ tì, trừ thấp, tiêu phù. Chữa bệnh viêm mạn tính, phù nề.

Bài viết có tính tham khảo không thay thế cho sự khám và điều trị của thày thuốc.

Đông y Thiện Tri Thức tổng hợp.

Bài viết liên quan