CÁC LOẠI THỰC PHẨM – VỊ THUỐC – PHẦN 3

  1. Ý DĨ

  • Gạo ý dĩ còn gọi là khởi thực, cảm mễ, ý châu tử, hồi hồi mễ, hạt bồ đề, kỉ thực, nhân ý dĩ, gạo nhân, lục mễ cốc, châu mễ, ích mễ, giao niệm mễ. Là nhân của hạt ý dĩ, thuộc thực vật họ Lúa (Poaceae). VỊ ngọt, tính bình, không độc. Loại hạt to, dầy trắng, hoàn chỉnh là tốt. Thành phần chủ yếu có albumin, chất béo, hợp chất cácbuahydrat, một lượng nhỏ vitamin B1, nhiều loại axitamin.

  • Tác dụng: Kiện tì bổ phế, thanh nhiệt, lợi thấp. Chủ yếu dùng cho tả, thấp, thũng nước, phổi đau, phù, bạch đới.

  • Cách dùng: Hầm, nấu cháo hoặc cho vào tễ.

  • Kiêng kị: Phụ nữ có thai uống phải thận trọng.

  • Một số công dụng chữa bệnh:

  1. Khử phong thấp, mạnh gân cốt, khỏe tỳ vị: Bột ý dĩ cùng bã rượu gạo nấu hoặc rượu nấu để uống.

  2. Thũng nước thở gấp: 50g uất lí nhân, nghiền rồi cho nước lọc lấy nước đun với ý dĩ thành cháo để ăn, ngày 2 lần.

  3. Phổi tức ho ra máu: 300g ý dĩ, xay nát, đun với nước, bỏ bã cho thêm tí rượu. Ngày uống 2 lần.

  4. Bệnh tiểu đường: Nấu ý dĩ thành cháo để dùng

  5. Bụng hay đi ngoài, không muốn ăn: Ý dĩ, hạt sen (bỏ vỏ, tâm) mỗi thứ 30g thêm ít đường phèn. Trước hết đun gạo ý dĩ trong nước cho vừa chín rồi cho hạt sen, đường phèn vào đun nhỏ lửa thật nhừ để ăn, ngày 1 -2 lần.

  6. Tì hư hay đi ngoài: 30g ý dĩ, 15g hạt sen, 9g thương truật. Đun nhừ để ăn ngày 2 lần.

  7. Bạch đới quá nhiều: 60g ý dĩ, 15g hạt sen, 9g thương truật. Đun nhừ ăn mỗi ngày 2 lần.

  8. Bạch đới nhiều: 60g ý dĩ, 90g củ ấu. Gạo vừa đủ đun thành cháo để ăn.

  9. Nhọt (u) dạ dày, tử cung: 30g ý dĩ, 60 – 90 g củ súng. Đun kỹ bỏ bã. Mỗi ngày ăn 2 lần. 30 ngày là một đợt điều trị. Phối hợp với các thuốc khác.

  10. Viêm khớp mang tính phong thấp, chân bị phù: 50g ý dĩ, 100 – 150g gạo dẻo đun thành cháo, ăn mỗi ngày 2 lần.

  11. Trẻ con bị chăm: Dùng gạo ý dĩ, đậu đỏ mỗi thứ 15g, nấu cháo. Cho lượng đường vừa đủ, ăn sáng và chiều. Hoặc dùng 15g gạo ý dĩ, 5 cây mã thày (rửa sạch băm nhỏ), đường trắng vừa đủ. Cùng đun chín ăn vào sáng và chiều.

  12. Viêm ruột thừa: 30g ý dĩ, 15g bại tương thảo (cây rau đắng Patrimia Scabiosaefolia), 6g phụ tử đã sao đun với nước mà uống.

  1. HÀNH TĂM (GIỚI BẠCH)

  • Hành tăm còn gọi là dã toán, tiểu dã toán, giới bạch đầu. Là vảy thân hành hoặc rễ củ hành nhỏ (Allium chinense), thực vật, thuộc họ Hành (Allidaceae). TÍnh ôn, vị cay đắng, không độc. Ăn dùng loại tươi. Dược liệu dùng loại tươu hoặc rửa sạch, nhúng qua nước sôi, phơi khô dùng dần.

  • Tác dụng: Lợi khí, thông ngực, bổ hư, giải độc. Chủ yếu dùng cho đau ngực, mũi, tim, nôn khan, kiết lị, bị thương, sưng họng.

  • Cách dùng: Đun thành canh, ép nước mà uống, đắp ngoài da nơi đau.

  • Kiêng kị: Phát nóng, âm hư thì không nên ăn. Người bị khí hư dùng phải thận trọng.

  • Một số cách chữa bệnh thông dụng:

  1. Kiết lị: 100g hành tăm rửa sạch, băm vụn, cho ít gạo, đun thành cháo mà ăn; Hoặc hành tăm, hoàng bá gai mỗi thứ 9g, sắc uống.

  2. Họng sưng đau: Hành tăm vừa phải, rửa sạch, cho ít dấm chua, giã nhuyễn đắp vào chỗ đau.

  3. Đau tức ngực, ho: 9g hành tăm, 15g quát ủy (Trichosanthes Kirilovii) sắc uống.

  4. Nghẹn, ợ: 60g hành tăm tươi, nghiền nát lấy nước. Cho thêm đường đun nước mà uống, ngày 2 lần.

  1. HẠT CẢI DẦU

  • Hạt cải dầu là hạt của cây cải dầu, thực vật họ cải (Cruciferac). Tính ôn, vị ngọt, không độc. Thành phần chủ yếu là 40 – 50% chất béo, 23% chất protein, acid béo, glixêrit.

  • Tác dụng: Thông huyết, phá khí, tiêu thũng, tan chỗ tắc. Chủ yếu dùng cho đau bụng đới huyết sau sinh, đi lị ra máu, sưng độc, dò trĩ.

  • Cách dùng: Đun thành thang, nghiền thành bột đắp vào chỗ đau, bôi ngoài da.

  • Một số công dụng chữa bệnh:

  1. Bị phong ở não, đau một bên đầu: hạt cải dầu 1 phần, xuyên đại hoàng 3 phần, giã thành bột nhỏ, rây thành tán, khi cần lấy 1 ít hít qua mũi.

  2. Sau khi sinh con bị huyết hư, tim, bụng bị đau. Hạt cải dầu (sao), đương quy, nhục quế, xích thược có lượng bằng nhau cùng xay thành bột, mỗi lần dùng 10g uống rượu mùi.

  3. Ruột già bị trúng độc, đi ngoài ra huyết không ngưng: Hạt cải dầu, cam thảo nưỡng mỗi thứ bằng nhau. Giã nát, rây thành tán, mỗi lần dùng 10g, uống trước lúc ăn với nước nóng.

  4. Bị thương gân, xương, sắt đập bị thương: 35g hạt cải dầu, 200g gạo tẻ sao vàng, một ít long cốt. Tất cả nghiền nhỏ, hoàn với dẫm thành cao, bọc vào chỗ bị thương.

  5. Bị phong, bị thấp: hạt cải dầu xay nhuyễn đắp vào chỗ đau.

    Đông y Thiện Tri Thức tổng hợp​

Bài viết liên quan