CÁC LOẠI QUẢ LÀM THỰC PHẨM – VỊ THUỐC – PHẦN 10

MÍA

Mía (Saccharum aficinarum) còn gọi là thự giá, can giá, đường cọng… Là loại thuộc họ Lúa (poaceae). Tính hàn, vị ngọt. Thành phần chủ yếu có protein, đường, sắt, các loại acid amin.

Tác dụng: Thanh nhiệt, nhuận táo, sinh tân dịch, hạ khí. Chủ yếu là dùng cho tim đập mạnh, mồm khát, nôn ọe, phổi nóng ho, dại tiện bị táo bón, đi tiểu không tốt, tiêu hóa không bình thường…

Cách dùng: Ép lấy nước uống, hoặc bỏ vỏ nhai tươi.

Kiên kỵ: người tì vị hư hàn khi dùng phải cẩn thận.. người bị bệnh tiểu đường không được dùng, mía đã mốc hay bị sâu không được dùng.

Chữa trị một số bệnh:

Miệng khô phát nhiệt, tiểu tiện không thông: Lấy mía xanh bỏ vỏ, nhai nuốt nước hoặc ép lấy nước rồi thêm gừng uống. Ngày 2 lần , mỗi lần một cốc nhỏ.

Trúng nắng phát nhiệt, nóng bức, miệng khát: Nước mía, nước dưa hấu mỗi thứ một lượng vừa phải. hai thứ trộn lẫn với nhau uống, để mát uống càng có hiệu quả nhanh.

Vị nhiệt, miệng đắng, chán ăn, táo bón: nước mía 50ml, mật ong 30g. Trộn đều với nhau, mỗi ngày uống vào buổi sáng và buổi tối khi bụng còn đói.

Viêm dạ dày mãn tính: Lấy mía cây rửa sạch, ép lấy khoảng 30 – 60ml, ép lấy một chút gừng tươi cho vào uống cùng vào buổi sáng và tối. Người ợ chua nhiều không dùng.

Buồn bực nôn khan: Đem mía cây rửa sạch, ép lấy nước đun nóng lên để uống. Mỗi lần khoảng 250ml, mỗi ngày uống 3 lần, cũng có thể dùng để giải rượu.

Hư nhiệt ho, nóng miệng khát, nôn ọe, miệng khô lưỡi rát, đại tiện khô cứng: Lấy mía cây rửa sạch ép lấy nước khoảng 100 – 200ml, cùng với gạo tẻ khoảng 50 – 100g, bỏ chung cho thêm nước nấu thành cháo để ăn.

Bị ho sởi: Lấy mía đỏ (cả vỏ chặt bỏ đốt), củ mã thày mỗi thứ lượng vừa phải sắc uống thay chè.

Ra mồ hôi trộm: Lấy vỏ mía tím 20g, một nắm lúa mì. Cho vào nước ninh cho đến khi tiểu mạch nứt ra, vớt vỏ mía bỏ đi, ăn lúa mì uống nước.

Khi có mang buồn nôn: Một chén nước mía, 5 giọt gừng tươi, uống sống ngày vài lần.

Viêm niệu đạo: Nước mía, nước ngó sen sống mỗi thứ 60ml. Trộn đều, chia ra uống 2 lần trong ngày.

Đại tiện táo bón: Nước mía xanh, mật ong mỗi thứ một chén, trộn đều, hàng ngày uống vào buổi sáng và buổi tối khi bụng còn đói.

Ghẻ nhọt, viêm khoang miệng: Dùng vỏ mía tím đốt cháy nghiền mịn, rắc hoặc trộn với dầu mè bôi lên chỗ đau, ngày 2 lần.

QUẢ MÍT

Mít cũng gọi là ba la mật, ngưu thổ tử quả là quả cây Mít. Tên khoa học là Artocarpuss intergrrifolia, thuộc họ Dâu tằm (Moraceae). Tính bình vị ngọt hơi chua. Không độc. Thành phần gồm nhiều loại dinh dưỡng và vitamin như sắt, kali, đường, phosphor, albumin, chất béo…

Tác dụng sinh tân dịch, chữa khát, giải rượu, ích khí, giúp tiêu hóa…

Cách dùng: ăn tươi hoặ ép nước.

Một số tác dụng của mít:

Mệt mỏi do nắng nóng, miệng khô lưỡi nhiệt: Nước mít 1 chén thêm chút muối tinh để uống, có thể để tủ lạnh mát rồi uống.

Vị nhiệt, tiêu hóa không tốt: uống 1 chén nước mít tươi sau bữa ăn.

Giải rượu: Ép lấy 1 chén nước mít uống.

MỘC QUA

Mộc qua cũng gọi là hải đường lê… Còn có một loại mộc qua nữa là mộc qua nhãn, tuyên mộc qua… Tên khoa học là Chaenomeles lagenaria. Thuộc họ Hoa hồng. Tính ôn, vị chua chát. Thành phần chủ yếu có acid hữu cơ, vitamin C...

Tác dụng: Bình gan hòa vị, trục thấp giãn gân. Chủ yếu dùng cho đau tê thấp, phù chân, phù thũng, lị…

Cách dùng: Ăn sống, nấu nhừ lấy nước pha thành trà. Hoặc dùng bên ngoài đều được. Thường được ngâm làm rượu thuốc để sử dụng.

Kiêng kị: Người huyết mạch hư nhược, ăn khó tiêu thì không nên dùng. Mộc qua kị chì sắt, người răng mẫn cảm với chua chát cũng không nên dùng. Không ăn với đồ biển.

Một số công dụng:

Đau lưng mỏi đùi do phong thấp: Mộc qua bỏ hạt, cắt nhỏ ngâm bằng rượu trắng nửa tháng, thêm ngũ gia bì, uy linh tiên (Clematis chinensis), để uống. mỗi ngày 3 lần, mỗi lần 1 chén. Cũng có thể dùng loại khô pha trà uống; Hoặc mộc qua 120g, ngưu tịch, tang ký sinh, mỗi loại 60g, rượu trắng 500g. Ngâm tất cả với rượu dùng dần. Mỗi lần uống 15ml, ngày 2 lần.

Đau gân chân và đầu gối: mộc qua 250g, cắt nhỏ, thêm một nửa nước, một nửa rượu nấu chín, dầm nát dạng hồ, dán vào chỗ đau.

Thổ tả, bong gân: Mộc qua tươi 80g, giã nát lấy nước, bột mộc hương 5g. uống thuốc bằng rượu nóng; Hoặc mộc qua 10g, gừng tươi, bán hạ mỗi loại 5g, tiểu hồi hương 3g. Sắc lấy nước uống, 1 ngày 2 lần.

Đau bụng đi tiêu chảy, co giật co ruột: Mộc qua 20g, hoắc hương, tía tô mỗi loại 15g, ngô thù du 4g, sắc nước uống. Cũng có thể chỉ cần riêng mộc qua cũng được.

Phù chân: Mộc qua khô 1 quả (giã nát) phèn trắng 35g, sắc nước xông chân.

Đau quặn bụng dưới: Mộc qua 2 lát, lá dâu 7 lá, táo tàu 3 quả. Sắc lấy nước uống.

Bệnh mề day: mộc qua 30g sắc lấy nước chia làm 2 lần uống, mỗi ngày 1 thang.

Đông y Thiện Tri Thức tổng hợp

 

Bài viết liên quan