NGUYÊN TẮC NẤU ĂN ĐÚNG PHÉP_PHẦN 2

NÂU ĂN VỚI TINH THẦN HÒA HỢP

Nấu ăn theo phương pháp thực dưỡng là chế biến thức ăn đúng với Nguyên lý mà người ta gọi là TRẬT TỰ VŨ TRỤ, một danh xưng có lẽ hợp thời hơn là danh xưng NGUYÊN LÝ ÂM DƯƠNG cổ xưa của Phương Đông. Nguyên lý này phô diễn mối hỗ tương hòa hợp giữa những thế lực đối nghịch nhau đang chi phối đời sống của cỏ cây cũng như con người, và cả những lĩnh vực rộng lớn hơn trong thiên nhiên. Nếu hiểu được quy luật này và biết cách vận dụng, ta có thể quân bình thức ăn, biến đổi phẩm chất của thức ăn thành dễ hấp thụ và từ một nguyên liệu đơn giản trích ra nhiều hương vị khác nhau; những bữa ăn đó do ta làm ra sẽ ngon lành, hấp dẫn , bổ dưỡng dầu nguyên liệu rẻ hay đắt tiền.

Khi lên thực đơn hàng ngày, phải nhớ lấy sự hòa hợp biện chứng này: khi làm thức ăn lấy từ biển, cần phối hợp với món tương xứng mọc trên mặt đất: như món thịt cá dương phải quân bình với rau quả âm; món giàu potassium đi kèm với món giàu sodium. Tuy nhiên đừng lo lắng điều này vì nguyên tắc cân bằng này là bản năng của bạn. Một khi trực giác bừng tỉnh, bạn sẽ thấy dường như mình đã biết và từng sử dụng nguyên lý đó ở đâu rồi. Chỉ cần thực hành sơ qua bạn sẽ biến việc nấu Thực dưỡng trở thành bản năng phụ, sau đó cố thêm chút nữa nó là bản năng bẩm sinh của bạn. Ngay khi bạn bắt tay làm các món ăn mà tôi trình bày thì cũng chính là lúc bạn sáng tạo nên món ăn của bạn.

HÒA HỢP HƯƠNG VỊ

Muốn làm được bữa ăn ngon lành hấp dẫn cần có một cảm xúc nhạy bén và một cảm quan tinh tế. Không bao giờ nêm gia vị qua tay. Trong khi nấu nên biết khi nào nêm gia vị. Ví dụ muối biển có thể thêm ngay từ đâu để rau không bị nát nhưng miso cần nêm sau cùng vì nếu nấu lâu, miso sẽ mất chất bổ và hương vị.

Muốn phô hết tài làm bếp bạn cần khôi phục sự nhạy cảm của vị giác để phân biệt được các loại hương vị tự nhiên. Việc pha trộn và điều hòa các loại hương vị là một bài thực tập thú vị và là một trong những mục tiêu quan trọng của nghệ thuật ẩm thực Thực dưỡng. Nếu vị giác của các bạn bị thức ăn có nhiều đường và hóa chất làm cùn nhạt thì phải mật đôi tuần nó mới khôi phục lại được sự nhạy bén. Hãy kiên trì nhẫn nại sẽ thành công.

HÒA HỢP BÊN NGOÀI

Đặt các thức ăn vào đĩa cần phải xem màu sắc, bố cục, hình dáng của chúng có hòa hợp không. Thức ăn nhẹ nên kèm thức ăn nặng như củ mài kích thích món bánh ít chiên, còn lá hành xanh làm tươi mát bát hủ tiếu lứt.

HÒA HỢP HÌNH THỂ

Cần trình bày thức ăn cắt tỉa sao cho đẹp mắt. Không nên thái rau như chặt gỗ. Cắt nấu thức ăn có 3 mục đích: dễ nấu, tăng hương vị và đẹp mắt. Nếu lúc nào đó cắt thái như nhau thì các bạn chưa có nghệ thuật rong nấu ăn vì món ăn đơn điệu dễ chán, đôi khi còn làm mất quân bình và hương vị của món ăn.

Hãy cắt riêng từng thứ, mỗi lần xắt xong món nào hãy lau chùi thật sạch dụng cụ trước khi chuyển sang món khác nhất là sau khi làm thịt cá phải cạo rửa lớp nhờn trên mặt thớt tránh làm hỏng hương vị và tính chất đặc biệt của mỗi món ăn. Nhớ dùng tất cả các phần rau củ, không được phí phạm thức ăn; phải nghĩ đến những người còn đang thiếu ăn và phải biết quý trọng những gì mà thiên nhiên đã ban tặng để nuôi dưỡng sự sống con người.

Khi cắt thái càng giữ được tình trạng quân bình Âm Dương của thức ăn càng tốt. Các loại củ đâm sâu vào lòng đất có phần trên âm hơn phần dưới nên cắt xéo lát, củ mọc  ngang nên cắt khúc hoặc cục vuông, củ búp như hành, su hào mọc sát đất nên cắt đôi và chẻ miếng, các loại rau lá búp như su bắp thì bổ đôi hoặc tách lá chồng lên nhau thái sợi. Các bạn có thể cắt hai phần Âm và Dương riêng biệt. tỉa hoa, sắt hạt lựu rồi khi nấu nhớ trộn đều, nếu có thời gian bạn có thể nấu phần dương cho người âm tạng và ngược lại nấu phần âm cho người dương tạng.

Mỗi thức ăn trong tự nhiên luôn hàm chứa một tình trạng quân bình âm dương nhất định. Tỷ lệ quân bình này ở gạo lứt đỏ không có phân bón hóa học và không phun thuốc trừ sâu là 5/1. Theo lý thuyết người nào có sức khỏe tốt này đều có thể hấp thu hấp thu được đầy đủ chất dinh dưỡng từ gạo lứt nếu nấu cẩn thận mà không cần quân bình với thức nào khác. Tất cả thức ăn đều dương hơn hoặc âm hơn mức quân bình lý tưởng này. Nhờ vận dụng nguyên lý Âm dương trong nấu ăn, chúng ta mở rộng chân trời dinh dưỡng bằng cách “Dương hóa” thức ăn vốn là Âm và “Âm hóa” thức ăn vốn là Dương nhằm tăng cường tình trạng quân bình lành mạnh trong con người. Trong lúc nấu nướng chế biến món ăn ta tế nhị biến đổi thiên nhiên cho phù hợp với nhu cầu của chính mình, đồng thời vận dụng được tối đa sự tự do mà vẫn giữ được tính quân bình sinh vật cà sinh thái.

Đặc tính Âm – Dương của thức ăn không tốt không xấu, chính mối quân bình do ta sáng tạo mới đáng kể. Mối quân bình đó tùy thuộc lượng và phẩm của nguyên liệu được dùng, nhất là tùy thuộc tài làm bếp của ta. Hãy hiểu rõ bản thân mình, hiểu rõ thức ăn và cách nấu nướng để đáp ứng được nhu cầu của bản thân.

Bốn kỹ thuật nấu thực dưỡng mà bạn cần lưu ý là muối, lửa, sức ép và thời gian nhằm trung hòa chất acid hoặc loại bớt chất dư thừa trong thức ăn sống. Nói cách khác nấu nướng là nhằm dương hóa thức ăn. Cần vận dụng sự hiểu biết về tình trạng Âm Dương của thức ăn để liệu cách nấu nướng nêm gia vị và chọn món đi kèm. Rau củ Dương nên cho ít muối và đun lửa dịu hơn các loại rau có tính Âm. Nấu lâu rau củ có thể trở nên dương hơn trong khi nấu chưa chín thức ăn có thể còn Âm. Nêm muối, miso hoặc tamari làm dương hóa thức ăn trong khi nấu nhạt hoặc nhiều nước làm Âm hóa thức ăn. Rau cỏ âm thường đi kèm với rau củ dương vì chúng bổ túc cho nhau. Nắm được nguyên tắc này trong nấu ăn mà có thể thay đổi phẩm chất của thức ăn sống là dương hoặc âm hơn.

Việc ta ăn uống quân bình là để khỏe mạnh, sống hòa hợp với môi trường xung quanh và hàng ngày hưởng một cuộc sống vui thú; Môi trường lộng gió và nhiều mây là âm và do vậy ở trong môi trường đó ta cần làm cho mình trở nên Dương hơn, chọn món ăn thích hợp và nấu nướng nêm nếm cho kỹ. Cốc loại có thể chiếm từ 50 đến 70% thực đơn hàng ngày, còn môi trường khô nóng như mùa hè ta nên quân bình cơ thể thiên về Âm, ăn uống thứ có nước, nấu sơ và nhạt muối. trường hợp này cốc loại có thể chỉ chiếm 20 đến 50% còn lại gồm rau tươi và trái cây. Nên để ý đến chu kỳ thay đổi của từng mùa và thời tiết trong ngày để lựa chọn và trù liệu thức ăn cho phù hợp.

(Hết phần 2 – còn tiếp)

 

Bài viết liên quan