DINH DƯỠNG VÀ SỨC KHỎE_QUAN ĐIỂM Y HỌC HIỆN ĐẠI
I. TỔNG QUAN
Ai cũng phải ăn uống mới sống và làm việc được, nên ăn uống là một việc hệ trọng của con người. Tuy nhiên ăn uống sao cho hợp lý, đảm bảo sức khỏe thì không phải ai cũng biết.
Bài này chúng tôi tổng hợp những kiến thức rất cơ bản về dinh dưỡng và những vẫn đề có liên quan. Hy vọng sẽ giúp được các bạn đặc biệt những người ăn chay, thực dưỡng và những người ít có thời gian tìm hiểu sâu về dinh dưỡng. Nguồn được trích dẫn từ Viện dinh dưỡng và Báo sức khỏe và đời sống.
Ăn uống và sức khỏe là vấn đề luôn được quan tâm và ngày càng được chú trọng. Ăn uống không chỉ là cung cấp nhu cầu dinh dưỡng mà còn là biện pháp để duy trì, nâng cao sức khỏe và tuổi thọ mà nếu có thể ăn chay lại có thể từ đó tích phước thiện, gieo duyên lành cho hết thảy muôn loài.
Ngày nay vấn đề dinh dưỡng ở nước ta tuy không quá găy gắt nhưng cũng đặt ra nhiều vấn đề nan giải như tình trạng béo phì, thừa cân, mệt mỏi, do mất cân đối dinh dưỡng và vi chất; chế độ sinh hoạt không điều độ…
Với cách tiếp cận vấn đề dựa trên thực nghiệm và nghiên cứu số lớn, y học hiện đại đã dùng các công cụ tính toán đưa ra những lời khuyên về chế độ dinh dưỡng như sau:
1. Ăn bao nhiêu là đủ:
Để đánh giá mức độ ăn có đủ hay không có thể dựa vào công thức:
P = 50 + 0,75 (T-150)
Trong đó: P là cân nặng tính bằng kg/ T là chiều cao tính bằng cm. như vậy, có thể thấy 1 người cao 1,75 cm thì cân nặng lý tưởng là khoảng 65kg.
2. Đối tượng: Tùy từng loại đối tượng mà chế độ ăn uống có phần khác biệt:
- Trẻ em: Bú mẹ sớm ngay sau sinh 1 – 2h, bú hoàn toàn trong 4 tháng đầu, sau đó có thể cho ăn dặm nhưng phải đảm bảo “tô màu bát bột”, đặc biệt là những bé được ăn thuần thực vật từ nhỏ. Cho trẻ bú được tối thiểu 18 tháng, nếu có thể duy trì đến 24 tháng. Cho trẻ ăn nhiều bữa trong ngày.
- Đối với người lớn thì tùy theo cường độ lao động và sức khỏe của mỗi người.
- Với người già cũng cần thay đổi chế độ ăn cho hợp lý, giảm mỡ, dầu, các chất béo, đường tăng các sản phẩn có nguồn gốc thực vật, tăng rau quả.
- Các chất dinh dưỡng: Y học hiện đại tổng hợp thành 4 nhóm chính như sau (ô vuông thức ăn):
Protein hay chất đạm: là thành phần vô cùng quan trọng trong cơ thể, đó là thành phần chính cấu tạo nên tế bào. Chúng có mặt ở tất cả thành phần của nhân và nguyên sinh chất của tế bào dù là động hay thực vật. Có nhiều trong đậu tương, các loại hạt đậu: đỗ xanh, hà lan
Lipid và chất béo: Là nguồn năng lượng dự trữ cho cơ thể, nằm nhiều ở mỡ động vật và trong các loại thực vật có dầu như lạc, vừng mè, hướng dương…
Gluxid và chất đường: Là nguồn sinh năng lượng, nếu thiếu nguồn này, cơ thể sẽ chuyển protid thành năng lượng, ngược lại nếu thừa nó sẽ được chuyển thành lipid dự trữ… chất này thường có trong các loại ngũ cốc, gạo…
Các vitamin và muối khoáng: bao gồm nhiều vi chất và các vitamin, số lượng của những chất này không cần nhiều nhưng vô cùng cần thiết với sự phát triển của cơ thể ví dụ như:
• Vitamin A: cần thiết cho tình trạng bình thưởng của biểu mô, quan trọng với chức phận thị giác (không dùng quá liều)
• Vitamin D: giúp tăng hấp thu canxi và photpho, có tác dụng trực tiếp với quá trình tạo tạo xương, kích thích tăng trưởng cơ thể.
• Vitamin B1: giúp chống táo bón, chống tê bì thần kinh, giúp ngon miệng. có nhiều trong ngũ cốc, rau, đậu…
• Vitamin B2: Ảnh hưởng đến khả năng cảm thụ ánh sáng của mắt. Có nhiều trong đậu đỗ, cây lá xanh…
• Vitamin C: Tham gia chuyển hóa, kích thích tạo ra collagen liên kết, mạch máu, xương răng…
• Khoáng chất: Vai trò của vi chất trong cơ thể rất quan trọng, các chất khoáng phân phối không đều trong thức ăn.