MỘT SỐ BÀI THUỐC ĐÔNG Y CHỮA HOÀNG ĐẢN (VIÊM GAN DO VIRUS), CỔ TRƯỚNG VÀ PHÙ THŨNG
-
Chứng Hoàng Đản: Hoàng đản do virus gây nên còn gọi là viêm gan siêu vi. Bệnh có thể lây bằng đường tiêu hóa, lây do tiêm truyền… Triệu chứng giống nhau
-
Nếu mặt, mắt đều vàng tươi như màu quả quýt, da vàng nhuận, nước tiểu đỏ, hoặc bí đái, tinh thần bải hoải, khi mới phát có sốt, rêu lưỡi vàng, nhờn hoặc trắng mỏng, chất lưỡi đỏ, dùng bài thuốc:
-
Nhân trần
30g
Vỏ đại (sao)
10g
Quả dành dành
10g
Nếu tiểu tiện ít thêm Tỳ giải 12g và mã đề (cả lá và hoa) 12g.
Sắc với 400ml nước, lấy 200ml, chia làm 2 lần uống.
-
Nếu bệnh nhân mặt và mắt cùng da đều vàng hơi sẫm, màu nước tiểu vàng, tinh thần mệt mỏi, bụng đầy, rêu lưỡi trắng mỏng hoặc vàng nhờn, chất lưỡi nhạt, dùng bài:
-
Nhân trần
30g
Gừng khô
8g
Cam thảo dây (sao)
12g
Quế tốt
4g
Ý dĩ
20g
Củ sả
10g
Sắc với 500ml nước, chia làm hai lần uống.
-
Cổ chướng: là hiện tượng có nước trong ổ bụng. Nước đó có thể do ở bên ngoài thẩm thấu hoặc do màng bụng tiết ra. Xác định cổ chướng thường dễ, tuy cũng có những trường hợp nhầm lẫn song tìm ra nguyên nhân gây cổ chướng lạikhông hề đơn giản.
Bệnh nhân bị cổ chướng bụng sẽ to, sệ xuống khi đứng và bè sang hai bên khi nằm ngửa, rốn lồi.
-
Nếu bụng to đẫy, gan bàn tay hơi nóng, ăn kém hay nôn ọe, có sốt nhẹ, lưỡin hờn, dùng bài thuốc:
-
Cỏ roi ngựa(cây, hoa, lá)
30g
Vỏ rụt
20g
Hạt cau già
20g
Trần bì (sao)
20g
Vỏ cau khô
20g
Thanh bì (sao)
16g
Hạt tía tô (sao)
16g
Củ gấu (chế)
20g
Nghệ xanh (sao)
16g
Hạt cải củ (sao)
12g
Ô dược
12g
Sa nhân
12g
Hoa mã đề
12g
Các vị tán bột mịn, mỗi lần dùng 8-12g, ngày uống 2 lần.
-
Nếu bụng chướng to, mắt vàng và khô, cơ thể gày mòn mỏi mệt mặt hốc hác, đái ít, lưỡi đỏ hoặc có rêu vàng (thể nặng), dùng bài thuốc:
-
Hạt cau giả
16g
Hạt bìm bìm
40g
Vỏ rụt
20g
Chỉ thực (sao)
16g
Thanh bì (sao)
16g
Hạt cải (sao)
20g
Trần bì (sao)
16g
Rễ cỏ tranh
20g
Các vị tán mịn, luyện thành hồ làm viên, mỗi lần uống 12g, ngày uống 2 lần.
-
Phù thũng: Là hiện tượng ứ nước ở trong các tổ chức dưới da hoặc phủ tạng. Sự ứ nước này có thể bị gây ra bởi nhiều cơ chế do vậy phù là triệu chứng của rất nhiều bệnh, nhiều khi rất khó chẩn đoán.
Ở đây chỉ đề cập đến phù do viêm thận:
-
Thời kỳ đầu: Toàn thân và chân tay phù, ấn tay vào lõm xuống, đái ít, lưỡi trắng nóng và nhờn, không khát nước dùng bài thuốc:
-
Vỏ quýt khô (sao)
12g
Vỏ cau khô
16g
Vỏ gừng
10g
Hoa và lá mã đề
12g
Vỏ trắng rễ dâu tẩm mật sao
16g
Vỏ ngũ gia bì (sao)
20g
Quế chi
8g
Sắc với 600ml nước, lấy 300ml chia làm hai lần uống.
Nếu phù toàn thân căng bụng trướng, có khát nước, nước tiểu đỏ và ít, ỉa hơi táo, rêu lưỡi vàng nhợt dùng bài thuốc:
-
Hạt bìm bìm
12g
Vỏ quýt khô (sao)
12g
Vỏ bưởi đào
12g
Râu ngô
12g
Rễ chanh
12g
Vỏ sài tía
16g
Rễ ngãi kương (đum đúm tía)
12g
Đậu đỏ hạt nhỏ sao
16g
Sắc với 600ml nước, lấy 300ml chia uống 2 lần trong ngày.
-
Thời kỳ thứ 2: PHÙ TOÀN THÂN hoặc cục bộ, khi nặng, khi nhẹ, nước tiểu vàng hoặc trong, lượng ít, lưỡi trắng mỏng, dùng bài thuốc:
-
Diêm tiêu
2g
Đình lịch
2g
Quế
2g
Đại hồi
4g
Hắc sửu
6g
Các vị tán bột chia hai lần uống.
-
Thời kỳ thứ 3: Phù toàn thân, nước tiểu trong, lượng rất ít, ỉa thường hoặc ỉa lỏng, tay chân mắt hoặc lạnh lưỡi trắng trơn, dùng bài thuốc:
-
Ý dĩ (sao)
30g
Củ mài (sao)
20g
Biển đậu (sao)
20g
Hoa mã đề
12g
Can khương
12g
Đại hồi
12g
Đăng tâm
4g
Đậu đỏ
20g
Nhục quế
5g
Sắc với 700ml nước lấy 300ml chia uống hai lần trong ngày.
Đông y Thiện Tri Thức tổng hợp.