TAM THẤT - KIM BẤT HOÁN - VỊ THUỐC KỲ DIỆU
-
Tên khoa học: Panax notoginseng (Burk) F.H.Chen – họ Nhân sâm (Araliaceae), còn được gọi là Nhân sâm tam thất – Sâm tam thất – tam thất bắc – Kim bất hoán (các vàng cũng không đổi).
-
Bộ phận dùng: Rễ củ (thường gọi là củ) đã chế biến khô của cây Tam thất. Được ghi nhận trong Dược điển Vn và TQ.
-
Mô tả cây: Cây tam thất là một loại cỏ nhỏ, sống lâu năm, thân mọc thẳng, cao độ 40cm. Lá kép mọc vòng 3 – 4 là một, cuống dài 3 – 6cm, mỗi cuống mang 3 – 7chét lá hình mũi mác dài đầu nhọn, mép lá có răng cưa nhỏ mau, cuống lá chét dài 0,6 – 1,2cm. Hoa tự hình tán mọc ở đầu cành mang hoa, có hoa đơn tính, có hoa lưỡng tính. Lá đài 5, màu xanh, cánh 5 màu xanh nhạt, bàu hạ 2 ngăn. Mùa hoa tháng 5. Quả mọng hình thận, khi chín màu đỏ, trong có 2 hạt hình cầu. Mùa quả tháng 10. Cây tam thất được trồng bằng hạt tại các vùng núi cao như Đồng Văn – Hà Giang, Lào cai… trồng ở sườn núi gió, phải làm giàn che nắng và bảo vệ chống chuột.
-
Thu hái và chế biến: Mùa thu tháng 10 – 12 ở những cây đã trồng được 5 năm trở lên. Đào rễ củ già, rửa sạch đất cát, cắt lấy rễ riêng, đem phơi hoặc sấy (40 – 50độC) đến thật khô. Tam thất ítmùi, vị đắng mà hơi ngọt. Loại tam thất củ khô chắc, to nặng, da mịn, ít mấu, ít bị phân nhánh, hình khối, nâu mộc không bôi đen, thịt màu xám, vị đắng hơi ngọt, không bị nứt là tốt (củ to có thể nặng hơn 10g, đường kính 1 – 3cm và dài 2 – 6cm). Loại nào củ càng to, càng nặng càng có giá trị cao. (cần lưu ý tam thất rất dễ bị làm giả cần thận trọng kiểm tra kỹ lưỡng, và phân biệt với các loại tam thất khác như Vũ diệp tam thất; Đại diệp tam thất; Trúc tiết tam thất và tam thất nam)
-
Công dụng: Theo Đông y, tam thất vị ngọt hơi đắng, tính ấm vào 2 kinh Can, Vy… Có tác dụng cầm máu, tan ứ, tiêu thũng, giảm đau. Dùng chữa các chứng bệnh nôn ra máu, chảy máu cam, đi ngoài ra máu, bị thương bị ngã chảy máu, tụ máu, tụ máu, sưng đau, phụ nữ sau khi sinh bị sây sẩm chóng mặt, ứ huyết sinh đau bụng. Theo Tây y. tam thất có tác dụng cầm máu, bổ tim, chống viêm, lơi niệu, giảm được đường huyết, kích thích hệ miễn dịch, tăng sức đề kháng. Dùng trong các trường hợp thiếu máu, suy nhược cơ thể, đái tháo đường, viêm động mạch vànhvà một số ứng dụng.
-
Liều dùng: 1,5 – 9g , sắc hay tán bột uống. la, thân, hoa tam thất cũng dùng nấu cao, uống phòng sốt rét, giải nhiệt hoặc bôi lên các vế thương cho khỏi sưng tấy (lá hãm uống mùi như nhâm sâm). Có thể dùng ngoài da, nghiền mịn đắp lên chỗ đau.
-
Lưu ý: Phụ nữ có thai uống phải thận trọng.
-
-
Bài thuốc ứng dụng:
-
Bài số 1: Chữa nôn ra máu, chảy máu cam, đại tiểu tiện ra máu: Tam thất 6g; Huyết dư (tóc người) 6g. Nghiền vụn , uống. Tóc người nung khô cho giòn rồi nghiền.
-
Bài số 2: Chữa xuất huyết nội tạng: Tam thất 30g; Bạch chỉ 30g; Tán bột. Mỗi lần uống 3g, ngày 3 lần với nước ấm.
-
Bài số 3: Chữa các vết tím bầm do giảm tiểu cầu trong máu:
-
-
Tam thất
9g
Sinh địa
9g
Thiếu thảo
9g
Câu kỳ tử
15g
Rễ cỏ tranh
30g
Ngó sen
30g
Hạt sen
30g
Thạch cao
3g
Sắc uống mỗi ngày 1 thang.
-
-
Bài số 4: Chữa tim đau thắt, viêm động mạch vành: Tam thất 12g; Nhân sâm 12g. Tán bột, mỗi lần 2g, ngày uống 3 lần.
-
-
Bảo quản dược liệu nơi khô ráo, mát, kín, tránh sâu mọt.
Đông y Thiện Tri Thức tổng hợp